Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đắng Cổ Vì Giá Lạc

Đắng Cổ Vì Giá Lạc
Ngày đăng: 09/07/2013

Vụ lạc năm nay, nông dân các địa phương ở Thừa Thiên Huế thu hoạch xong. Khác với mọi năm, lạc đã hái trái, phơi khô nhưng chỉ đóng vào bao cất chứ không bán.

Lạc chất đầy nhà

Hơn nửa tháng nay, nhiều gia đình ở thôn Vân Xá Tây, xã Hương Văn, thị xã Hương Trà sống trong cảnh lo âu. Là vùng chuyên canh lạc của Huế với 185 ha, mỗi gia đình đều trông chờ vào mùa thu hoạch. Nếu như thời điểm này năm ngoái, lạc được thương lái mua với giá 27.000 đồng/kg thì năm nay chỉ còn 17.000 - 18.000 đồng/kg. Ông Trần Xuân Hiền, tổ 12 thở dài: “Năm ni nhà tui trồng 2,7 mẫu, thu hoạch chừng 3 tấn nhưng chưa bán được đồng mô hết trong khi tiền phân, tiền thuốc đều nợ đại lý phân bón. Rồi tiền thuê người ta hái, không bán được hột mô mà chất đống ở nhà như ri thì lấy tiền mô ra mà trang trải nợ nần”.

Mùa lạc năm nay ở nhiều địa phương trong tỉnh còn mất mùa trầm trọng. Theo ông Nguyễn Lương Trí, Chủ nhiệm HTX Quảng Thọ I: “Do nắng nóng nên sản lượng đậu thu hoạch giảm 30 - 50 kg/sào gây khó khăn cho cuộc cuộc sống người dân”. Năng suất đã thấp, giá thành lại giảm trong khi giá công thuê lại cao thêm 20.000 đồng (trước đây là 100.000 đồng) khiến nhiều hộ nông dân băn khoăn không dám bán chỉ trông chờ giá sẽ cao. “Làm cực khổ mà giá rẻ quá đem ra bán đổ bán tháo sao đành”, anh Mai Văn Lực, thôn Xước Dũ, Hương Hồ buồn rầu kể.

Ngồi đợi giá cao

Những năm trước, khi thu hoạch xong đậu người dân chỉ cần phơi một nắng là có thương lái tới mua. Vụ lạc năm nay thương lái cũng thờ ơ vì giá biến động, chỉ lác đác vài người đến thăm dò chất lượng. Nông dân trồng lạc cũng chẳng muốn bán, thu hoạch xong họ đem phơi khô, đóng bao kĩ chờ giá lên cao.

Dù biết giá cả tuân theo cơ chế thị trường, tăng giảm không ổn định, không rõ thời điểm thuận lợi để bán, nhưng người dân vẫn kiên quyết chờ giá lên hoặc chỉ bán lúc quá túng thiếu bởi với mức giá lạc như hiện nay người dân quần quật ba tháng rưỡi rồi cũng ôm lỗ. Ông Trần Mậu Thắng, Phó Chủ nhiệm HTX Vân Xá Tây, tính toán: “Mỗi sào tốn 500.000 đồng tiền giống, 1.100.000 đồng tiền phân, vôi, công. Nếu không mất mùa thì với giá hiện nay cũng chỉ bán được 1.900.000 đồng, tức là mỗi sào chỉ lãi chưa tới 300.000 đồng”.

Theo một số thương lái, giá lạc năm nay thấp kỉ lục là do các đầu nậu bên Trung Quốc không thu gom lạc rầm rộ như mọi năm, chỉ có một số đại lý mua lạc rồi chuyển vô Quảng Ngãi ép dầu là bán được giá.

Giá lạc sụt giảm, nhiều hộ rơi vào cảnh lao đao. Một số gia đình quá túng thiếu, lại sợ lãi nợ phân thuốc cao đành ngậm ngùi với mức giá bèo bọt. Bà Nguyễn Thị Nở, thôn Long Hồ Thượng, xã Hương Hồ, thị xã Hương Trà chấp nhận bán đi 3 tạ lạc với giá chỉ 13.000đồng/kg, chỉ bằng phân nửa năm ngoái. “Lấy công làm lãi thôi chứ giá như ri thì sang năm ai dám trồng nữa. Tui định trữ thêm năm ba bữa nữa chờ giá lên nhưng túng quá đành bấm bụng bán liều”, bà Nở nói.

Biết là trồng lạc bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mưa nhiều không ra trái, thiếu mưa hạt lại lép nhẹ cân nhưng nhiều người dân ở Vân Xá Tây vẫn ngậm ngùi đeo bám bởi vùng đất ở đây không thích hợp cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng khác.

Nông dân ở đây kể lại, đã có thời chuyển sang trồng bông thì bông chết, trồng xoài thì xoài chua không bán được, trồng ổi lại không được gì nên người dân phải gắn bó với cây lạc. Thêm vào đó, địa hình gò đồi thiếu nước tưới tiêu, chỉ trông chờ vào những cơn mưa đã làm cho người dân vất vả càng gánh thêm nỗi lo.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Nuôi Có Nguy Cơ Bùng Phát Dịch, Ngành Thú Y Gặp Khó Tôm Nuôi Có Nguy Cơ Bùng Phát Dịch, Ngành Thú Y Gặp Khó

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã tăng hơn 1.400 ha nuôi tôm công nghiệp, chủ yếu là ngoài vùng quy hoạch. Việc tăng diện tích nuôi tôm công nghiệp ngoài quy hoạch kéo theo nhiều hệ luỵ về kiểm soát dịch bệnh.

07/04/2014
Tái Cơ Cấu Để Ngành Chăn Nuôi Phát Triển Bền Vững Tái Cơ Cấu Để Ngành Chăn Nuôi Phát Triển Bền Vững

Chính vì thế, tái cơ cấu (TCC) ngành Nông nghiệp (NN) theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 là vấn đề cần thiết. Trong đó, NCN cũng phải tính đến phương án TCC phát triển bền vững.

30/07/2014
Thủy Sản Lạng Sơn Đã Qua Những Trầm Lắng Thủy Sản Lạng Sơn Đã Qua Những Trầm Lắng

Song hành với các chính sách hỗ trợ, những năm gần đây, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động bổ sung nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Từ thả cá hữu nghị với Trung Quốc trên sông Kỳ Cùng, đến thả cá bổ sung cho hồ thủy lợi.

07/04/2014
Xã Bình Mỹ, Huyện Bắc Tân Uyên Ra Mắt Tổ Hợp Tác Nuôi Bồ Câu Xã Bình Mỹ, Huyện Bắc Tân Uyên Ra Mắt Tổ Hợp Tác Nuôi Bồ Câu

Để tăng thu nhập gia đình, giúp người dân có địa điểm gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời chủ động giá…, UBND xã vừa ra quyết định thành lập tổ hợp tác nuôi bồ câu Phan Văn Dũng (ấp Đồng Sặc). Tổ có 4 thành viên, mỗi thành viên nuôi trên 150 cặp bồ câu.

30/07/2014
Thiết Thực Từ Việc Trao “Cần Câu” Thiết Thực Từ Việc Trao “Cần Câu”

Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt Đề án 1956) thực hiện trên địa bàn tỉnh ta với nhiều giải pháp đồng bộ đã cơ bản đạt được một số mục tiêu, kết quả đề ra. Quan trọng nhất đó là nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

30/07/2014