Dân Vẫn Chưa Muốn Bán Lúa Gạo

Theo Sở Công thương Hậu Giang, liên tục trong những ngày qua giá lúa, gạo tại tỉnh này bất ngờ tăng từ 500- 1.000 đ/kg.
Mặc dù giá tăng nhưng nhiều người vẫn chưa chịu bán, tiếp tục tạm trữ chờ giá.
Hiện giá lúa nguyên liệu thu mua tại kho của DN tăng khoảng 500- 700 đ/kg và giá mua gạo nguyên liệu xô ngang tăng hơn 1.000 đ/kg so với tháng 6.
Giá lúa bất ngờ đổi chiều và liên tục tăng khiến nhiều thương lái tranh nhau tìm mua lúa khắp nơi, không phân biệt chủng loại nhưng vẫn không mua được sản lượng lớn. Cụ thể, đối với lúa tươi thu mua tại ruộng giá dao động từ 5.400- 5.500 đ/kg, lúa khô có giá từ 5.800- 6.000 đ/kg đối với các giống OM 5451, IR 6976 và IR 50404. Riêng đối với lúa khô tạm trữ từ vụ ĐX lên đến 7.000 đ/kg.
Tuy nhiên, những hộ dân đang còn lúa thì không chịu bán. Nếu như trước đây họ bán lúa tươi tại đồng thì nay sau khi thu hoạch đem phơi, sấy khô rồi trữ lại chờ giá.
Vụ lúa HT 2014, nông dân tỉnh Hậu Giang gieo cấy được hơn 77.000 ha đang thu hoạch gần dứt điểm, với tổng sản lượng khoảng 600.000 tấn.
Bên cạnh đó, Hậu Giang còn khoảng hàng chục tấn lúa tạm trữ từ vụ ĐX 2013- 2014. Với giá lúa đang đứng ở mức cao hiện nay, nông dân sẽ có lãi đạt 30% so với quy định của Bộ Tài chính.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với trồng trọt, huyện Tam Nông đã và đang tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị, hiệu quả, tập trung ở các hộ có điều kiện về mặt bằng, đầu tư vốn, ứng dụng kỹ thuật giống, thức ăn, phòng trị bệnh. Theo số liệu điều tra đầu năm 2013 toàn huyện có trên 213.100 con trâu, bò giảm gần 30% so với năm 2008; đàn lợn 30 ngàn con, tăng gần 1.900 con; đàn gia cầm có 780 ngàn con, tăng gần 150 ngàn con.

Thời gian gần đây người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, giá nguyên liệu đầu vào tăng trong khi giá các sản phẩm chăn nuôi giảm. Trung tâm Giống vật nuôi Phú Thọ đã có nhiều giải pháp thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng sản xuất giống vật nuôi, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp người chăn nuôi giảm bớt khó khăn.

Sản phẩm gạo Ngọc Trân Điện Bàn do Công ty CP Tập đoàn Điện Bàn chế biến và cung ứng vừa được chào bán ra thị trường Quảng Nam, Đà Nẵng.

Trước tình hình trên, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Núi Thành đã hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh ở cuối vụ hè thu. Theo đó, đối với rầy nâu, rầy lưng trắng, nông dân cần thường xuyên thăm đồng vạch gốc lúa và quan sát kỹ trên từng đám ruộng.

Tính đến nay, nông dân Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã thả nuôi được hơn 2.100ha cá ruộng thay cho vụ lúa Thu đông, tăng 500ha so với năm 2012, tập trung ở những vùng trũng như: xã Hòa An, Hiệp Hưng, Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương Phú… Ngoài việc nuôi cá, nhiều nông dân còn trồng ấu hoặc sen để tăng thu nhập.