Dân Vẫn Chưa Muốn Bán Lúa Gạo

Theo Sở Công thương Hậu Giang, liên tục trong những ngày qua giá lúa, gạo tại tỉnh này bất ngờ tăng từ 500- 1.000 đ/kg.
Mặc dù giá tăng nhưng nhiều người vẫn chưa chịu bán, tiếp tục tạm trữ chờ giá.
Hiện giá lúa nguyên liệu thu mua tại kho của DN tăng khoảng 500- 700 đ/kg và giá mua gạo nguyên liệu xô ngang tăng hơn 1.000 đ/kg so với tháng 6.
Giá lúa bất ngờ đổi chiều và liên tục tăng khiến nhiều thương lái tranh nhau tìm mua lúa khắp nơi, không phân biệt chủng loại nhưng vẫn không mua được sản lượng lớn. Cụ thể, đối với lúa tươi thu mua tại ruộng giá dao động từ 5.400- 5.500 đ/kg, lúa khô có giá từ 5.800- 6.000 đ/kg đối với các giống OM 5451, IR 6976 và IR 50404. Riêng đối với lúa khô tạm trữ từ vụ ĐX lên đến 7.000 đ/kg.
Tuy nhiên, những hộ dân đang còn lúa thì không chịu bán. Nếu như trước đây họ bán lúa tươi tại đồng thì nay sau khi thu hoạch đem phơi, sấy khô rồi trữ lại chờ giá.
Vụ lúa HT 2014, nông dân tỉnh Hậu Giang gieo cấy được hơn 77.000 ha đang thu hoạch gần dứt điểm, với tổng sản lượng khoảng 600.000 tấn.
Bên cạnh đó, Hậu Giang còn khoảng hàng chục tấn lúa tạm trữ từ vụ ĐX 2013- 2014. Với giá lúa đang đứng ở mức cao hiện nay, nông dân sẽ có lãi đạt 30% so với quy định của Bộ Tài chính.
Có thể bạn quan tâm

Hệ thống cây xanh ven bờ bao sông, kênh rạch được xem là “giải pháp mềm” giúp bảo vệ, chống sạt lở bờ bao xung yếu của thành phố. Tuy nhiên, những cây xanh này đang bị chặt phá không thương tiếc…

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá trung bình của 5 tháng đầu năm 2015 với mặt hàng thịt gà đông lạnh của Mỹ rẻ hơn hẳn các nước khác.

Khi ngô biến đổi gen được trồng đại trà, sẽ có quy hoạch vùng trồng ngô. Các viện, trường có vai trò giữ gen ngô gốc chứ không phải là người nông dân, PGS. TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp nói.

Đó là thông tin được đưa ra tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 18 HĐND TP.HCM khóa 8 ngày 28.7.

Trong khi nhiều hộ trồng tiêu ở Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên “dở khóc dở mếu”, của nả đi tong vì tiêu chết, thì nhiều hộ trúng mánh nhờ trồng tiêu bền vững, mỗi năm đút túi vài tỷ bạc. Cây tiêu trên đất Tây Nguyên giờ đã biến thành “vàng đen” với giá lên tới cả 10.000 USD/tấn.