Dân Thủ đô giải cứu chuối tiêu hồng 2 tiếng bán sạch 300 buồng

Những ngày qua, chuối tiêu hồng của người dân Yên Lạc (Vĩnh Phúc) rơi vào cảnh đến mùa thu hoạch nhưng không có người mua hoặc chỉ có một số ít được thương lái thu mua với giá "bèo".
Tình trạng này khiến nhiều hộ phải chặt chuối cho gia súc ăn hoặc vứt bỏ dưới gốc cây.
Sau khi biết thông tin trên, nhiều tổ chức, cá nhân đã phát động chiến dịch “giải cứu chuối tiêu hồng" giúp nông dân Vĩnh Phúc trên một số diễn đàn, trang mạng xã hội.
Nhiều nữ sinh viên tình nguyện tham gia vận chuyển chuối giúp người mua.
Ngày 18.11, 2 điểm bán chuối giữa Thủ đô nhằm hỗ trợ người nông dân Vĩnh Phúc đã được mở tại địa chỉ 23 Lạc Trung (quận Hai Bà Trưng) và 46 Liễu Giai (quận Ba Đình).
Đông đảo người dân đã đến ủng hộ mua chuối tiêu hồng.
Chị Lê Thu Trang (nhóm từ thiện Tình bạn) - trưởng nhóm bán chuối tại số 46 Liễu Giai cho biết: “Sau khi biết thông tin người dân phải vứt bỏ chuối vì không có người thu mua.
Nhóm chúng tôi kết hợp với Kênh truyền hình nông thôn VTC16 tổ chức chương trình giải cứu chuối tiêu hồng giúp đỡ nông dân Vĩnh Phúc”.
Chương trình từ thiện kêu gọi người dân mua chuối ủng hộ nông dân Vĩnh Phúc được tổ chức tại Hà Nội.
Theo tìm hiểu của chị Trang, nguyên nhân của việc chuối bị tồn đọng do năm trước, thương lái Trung Quốc thu mua chuối với giá 150.000-200.000 đồng/buồng.
Thấy lợi nhuận cao, người dân đổ xô sang trồng chuối.
Tuy nhiên, đến năm nay, thương lái ngưng thu mua.
Số lượng chuối lớn, bán không được nên người dân phải chặt bỏ.
“Đợt này, chúng tôi tổ chức thu mua 300 buồng chuối của người dân mang về Hà Nội kêu gọi mọi người ủng hộ.
Giá tổ chức từ thiện mua là 40.000 đồng, cộng với chi phí thuê ô tô vận chuyển về Hà Nội nên bán với giá 60.000 đồng”, chị Trang nói.
Vừa đặt mua 5 buồng chuối, bà Phạm Thị Liên (73 tuổi, ở Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: “Người dân vất vả trồng cả năm mới được 1 buồng chuối nay không bán được.
Tôi mua 5 buồng về vừa để ăn vừa để biếu anh em, hàng xóm”.
“Chuối tiêu hồng ăn rất ngon và tốt cho sức khỏe.
Giá 60.000 đồng/buồng vừa rẻ hơn chuối ngoài chợ mà lại đảm bảo an toàn”, bà Phạm Lê Thái Hà (đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội) hồ hởi nhận xét.
Theo ghi nhận của phóng viên, chỉ sau khoảng 2 tiếng mở bán tại Hà Nội sáng nay, hơn 10 tấn chuối tiêu hồng đã được bán sạch.
“Chúng tôi rất mừng vì chiến dịch được người dân đồng tình và ủng hộ đông đảo.
Ngay trong chiều nay, chúng tôi sẽ tiếp tục lên Vĩnh Phúc thu gom chuối tiêu hồng của nông dân mang về Hà Nội bán vào sáng mai (19.11)”, chị Lê Thu Trang chia sẻ.
Tại điểm bán 23 Lạc Trung, hơn 200 buồng chuối đã bán hết chỉ sau 2 tiếng mở bán.
Nhiều người dân biết thông tin đến mua chuối ủng hộ.
Mỗi buồng chuối có giá bán 60.000 đồng.
Chuối tiêu hồng tươi ngon vừa được thu hoạch.
Những đơn đặt hàng trước được các sinh viên tình nguyện dùng xe máy chở đi giao.
Ông Nguyễn Quý Khôi (Lạc Trung) cho hay, con gái ông nhờ mua 2 buồng chuối vì biết thông tin ở đây có chuối sạch, an toàn.
Tại điểm bán 46 Liễu Giai, 100 buồng chuối cũng bán hết trong buổi sáng 18.11.
Chị Lê Thu Trang - trưởng nhóm bán chuối cho biết, tấm biển kêu gọi mua chuối ủng hộ chưa kịp căng lên thì người dân đã đến mua tấp nập.
Bà Phạm Thị Liên (áo vàng) chia sẻ, bà mua 5 buồng chuối về vừa để ăn vừa để biếu anh em, họ hàng.
Nhiều người mua chuối với số lượng lớn phải thuê taxi chở về nhà.
Những người mua số lượng ít thì chở bằng xe máy.
“Được đông đảo người dân ủng hộ, chúng tôi sẽ tiếp tục thu mua và tiêu thụ chuối giúp bà con Vĩnh Phúc”, chị Trang chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài thịt lợn, Bắc Kinh đang mua tạm trữ nhiều nông sản khác, trong đó có ngũ cốc và bông, nhằm giúp cải thiện đời sống cho người nông dân.

Trong khi đó, giá tôm thẻ chân trắng tại thị trường trong nước cũng như thế giới cũng tiếp tục tăng cao. Hiện giá tôm thẻ loại 100 con/kg tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre… từ 113.000 - 115.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với tuần trước. Giá tôm thẻ loại lớn, từ 60 - 70 con/kg cũng có giá từ 143.000 - 150.000 đồng/kg.

Ngược lại, ngành chăn nuôi trong nước trồi sụt, đặc biệt là giá thịt lợn có dấu hiệu suy giảm từ giữa năm 2012 đến giữa năm 2013. Chính vì vậy nhu cầu tiêu dùng thức ăn chăn nuôi cũng giảm theo.

Nếu tôm cá nuôi không bị bệnh, tất nhiên người nuôi sẽ không sử dụng thuốc để điều trị thì các sản phẩm thủy sản sẽ có cơ hội đáp ứng được yêu cầu về “ An toàn-Chất lượng”.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, qua các xét nghiệm mẫu bùn và mẫu nghêu tại khu vực biển xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông cho thấy, đến thời điểm hiện tại chưa đủ cơ sở khẳng định nghêu chết là do bệnh. Do vậy khả năng lớn nhất là độ mặn tăng đột ngột đi kèm với gió chướng thổi mạnh trước và trong thời gian xảy ra hiện tượng nghêu chết.