Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dân Thành Thị Đổ Xô Về Nông Thôn

Dân Thành Thị Đổ Xô Về Nông Thôn
Ngày đăng: 02/07/2012

Người dân ở các thành thị của Hàn Quốc đang có xu hướng đổ về nông thôn sống và làm việc sau khi nghỉ hưu, khiến đời sống xã hội ở các vùng quê này trở nên đa dạng và khởi sắc.

Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Hàn Quốc cho biết, tổng cộng đã có 10.503 hộ gia đình chuyển về nông thôn trong năm 2011, tăng 58% so với năm 2010 (4.067 hộ).

Trong năm 2001, chỉ có 880 hộ gia đình rời khỏi thành phố và về các vùng quê định cư, nhưng năm 2010 - khi những người sinh năm 1955-1963 bắt đầu nghỉ hưu, thì con số này gia tăng đáng kể. Phần lớn trong số những người rời đô thị về nông thôn ở độ tuổi từ 40 đến 70.

Riêng năm 2011, hơn 52% trong những người về nông thôn bắt đầu trồng lúa và các loại cây nông nghiệp khác mà không cần tới các thiết bị đặc biệt. Số còn lại mua con giống để bắt đầu chăn nuôi phục vụ kinh doanh.

Tuy nhiên, không phải ai cũng tham gia sản xuất nông nghiệp để có nguồn thu nhập sau khi nghỉ hưu. 37,7% trong số những người về nông thôn định cư lại thích tận hưởng cuộc sống bình yên bằng số tiền lương hưu của mình, bởi chi phí sinh hoạt ở nông thôn Hàn Quốc rất rẻ. Chỉ cần khoảng 3.000 - 5.000 won, họ đã mua được một suất ăn ngon ở nhà hàng. Tính ra, một tháng, một người sống độc thân cần chi khoảng 400.000 - 600.000 won cho những nhu cầu sinh hoạt ở mức khá cao đối với nông thôn.

Nắm bắt được tâm lý thích trải nghiệm đời sống nông thôn của rất nhiều người dân thành phố, nhiều ngôi làng ở nông thôn Hàn Quốc đã mạnh dạn phát triển mô hình làng du lịch để hút khách. Không chỉ phục vụ nhu cầu của những người đã về nông thôn định cư, các làng du lịch này còn quảng bá đến những người đang có ý định chuyển về nông thôn và cả những khách du lịch đến từ mọi miền trên đất nước Hàn Quốc. Khách du lịch cùng ăn, cùng ở với nông dân, cùng tay cày tay cuốc ra đồng, cùng trồng cây, ươm giống...

Đến các làng nghề, họ cùng tay kim tay chỉ may quần áo truyền thống, cùng nhào đất nặn bình nặn tượng với nghệ nhân làng nghề... Những dịch vụ này đã mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân nông thôn Hàn Quốc. Như ngôi làng Buraemi ở tỉnh Incheon, mỗi năm đã hút được một lượng khách du lịch khoảng 35.000 - 50.000 người.

Có thể bạn quan tâm

Cẩn Thận Với Cẩn Thận Với "Mít Thái Chín Cây"

Hình ảnh những trái mít chín vàng, bắt mắt cùng tấm biển quảng cáo “mít Thái chín cây, 15.000 đồng/kg” rất dễ níu chân người đi đường. Ít ai biết rằng, để có được những trái mít “chín cây” đẹp, có một số người bán đã kích chín bằng những loại hóa chất không rõ nguồn gốc.

29/12/2014
Mường Khương (Lào Cai) Đạt Doanh Thu Từ Cây Ăn Quả Đạt Trên 128 Tỷ Đồng Mường Khương (Lào Cai) Đạt Doanh Thu Từ Cây Ăn Quả Đạt Trên 128 Tỷ Đồng

Những năm gần đây, các loại cây ăn quả như dứa, chuối, quýt trở thành cây xóa đói, giảm nghèo hiệu quả cho nhân dân một số xã trên địa bàn huyện Mường Khương. Ngành nông nghiệp huyện tích cực chỉ đạo nhân dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng, chăm sóc và thu hoạch, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng từng loại cây ăn quả.

29/12/2014
Bình Thuận Nhân Rộng Thêm 4 Mô Hình Vệ Sinh Vườn, Tiêu Hủy Cành Bệnh Đốm Nâu Bình Thuận Nhân Rộng Thêm 4 Mô Hình Vệ Sinh Vườn, Tiêu Hủy Cành Bệnh Đốm Nâu

Cuối tuần qua, ông Huỳnh Thanh Cảnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận chủ trì cuộc họp các thành viên trong Ban chỉ đạo phát triển bền vững cây thanh long và lãnh đạo các địa phương đánh giá tình hình thực hiện Tháng cao điểm phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long (28/11 - 31/12/2014).

29/12/2014
Long An Tìm Giải Pháp Chế Biến, Tiêu Thụ Chanh Long An Tìm Giải Pháp Chế Biến, Tiêu Thụ Chanh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội thảo tìm giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ, chế biến chanh trên địa bàn tỉnh Long An. Đến dự hội nghị có Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam tại TP.HCM - Nguyễn Văn Kỳ, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành.

29/12/2014
Dán Tem Cho Thanh Long Bình Thuận Dán Tem Cho Thanh Long Bình Thuận

Nhằm xây dựng thương hiệu cho thanh long Bình Thuận, Đề án dán tem có chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” trên quả thanh long khi đưa ra thị trường được tiến hành. Đơn vị thực hiện đề án là Hiệp hội thanh long Bình Thuận, thời gian thực hiện là 2 năm (từ 5/2013 – 5/2015), tổng kinh phí là 2.076 triệu đồng, trong đó nhà nước cấp một nữa, còn lại do Hiệp hội và các doanh nghiệp đóng góp.

29/12/2014