Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dân Thành Thị Đổ Xô Về Nông Thôn

Dân Thành Thị Đổ Xô Về Nông Thôn
Ngày đăng: 02/07/2012

Người dân ở các thành thị của Hàn Quốc đang có xu hướng đổ về nông thôn sống và làm việc sau khi nghỉ hưu, khiến đời sống xã hội ở các vùng quê này trở nên đa dạng và khởi sắc.

Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Hàn Quốc cho biết, tổng cộng đã có 10.503 hộ gia đình chuyển về nông thôn trong năm 2011, tăng 58% so với năm 2010 (4.067 hộ).

Trong năm 2001, chỉ có 880 hộ gia đình rời khỏi thành phố và về các vùng quê định cư, nhưng năm 2010 - khi những người sinh năm 1955-1963 bắt đầu nghỉ hưu, thì con số này gia tăng đáng kể. Phần lớn trong số những người rời đô thị về nông thôn ở độ tuổi từ 40 đến 70.

Riêng năm 2011, hơn 52% trong những người về nông thôn bắt đầu trồng lúa và các loại cây nông nghiệp khác mà không cần tới các thiết bị đặc biệt. Số còn lại mua con giống để bắt đầu chăn nuôi phục vụ kinh doanh.

Tuy nhiên, không phải ai cũng tham gia sản xuất nông nghiệp để có nguồn thu nhập sau khi nghỉ hưu. 37,7% trong số những người về nông thôn định cư lại thích tận hưởng cuộc sống bình yên bằng số tiền lương hưu của mình, bởi chi phí sinh hoạt ở nông thôn Hàn Quốc rất rẻ. Chỉ cần khoảng 3.000 - 5.000 won, họ đã mua được một suất ăn ngon ở nhà hàng. Tính ra, một tháng, một người sống độc thân cần chi khoảng 400.000 - 600.000 won cho những nhu cầu sinh hoạt ở mức khá cao đối với nông thôn.

Nắm bắt được tâm lý thích trải nghiệm đời sống nông thôn của rất nhiều người dân thành phố, nhiều ngôi làng ở nông thôn Hàn Quốc đã mạnh dạn phát triển mô hình làng du lịch để hút khách. Không chỉ phục vụ nhu cầu của những người đã về nông thôn định cư, các làng du lịch này còn quảng bá đến những người đang có ý định chuyển về nông thôn và cả những khách du lịch đến từ mọi miền trên đất nước Hàn Quốc. Khách du lịch cùng ăn, cùng ở với nông dân, cùng tay cày tay cuốc ra đồng, cùng trồng cây, ươm giống...

Đến các làng nghề, họ cùng tay kim tay chỉ may quần áo truyền thống, cùng nhào đất nặn bình nặn tượng với nghệ nhân làng nghề... Những dịch vụ này đã mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân nông thôn Hàn Quốc. Như ngôi làng Buraemi ở tỉnh Incheon, mỗi năm đã hút được một lượng khách du lịch khoảng 35.000 - 50.000 người.

Có thể bạn quan tâm

Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản

Tuy vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS) năm 2013 chỉ mới bắt đầu nhưng người nuôi đang lo lắng trước tình hình môi trường bị ô nhiễm, thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp.

22/03/2013
Dân Phát Hoảng Trước Nguy Cơ DN Mua Cá Tra Vỡ Nợ Dân Phát Hoảng Trước Nguy Cơ DN Mua Cá Tra Vỡ Nợ

Ngày 27/8 hàng chục hộ dân nuôi và bán cá tra kéo đến Cty Chế biến thủy sản Sông Hậu (CBTSSH), phường Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (thuộc NT Sông Hậu cũ) để tìm gặp Ban giám đốc Cty yêu cầu giải quyết số nợ quá hạn kéo dài từ mấy tháng qua.

31/08/2013
Tăng Cường Kiểm Dịch Giống Tôm Biển Ở Bến Tre Tăng Cường Kiểm Dịch Giống Tôm Biển Ở Bến Tre

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Bến Tre, lịch thả nuôi giống tôm biển trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ ngày 15-2-2013, do đó các địa phương ven biển đã tập trung cải tạo ao và thả giống theo khuyến cáo. Như huyện Bình Đại có kế hoạch giữ mức 16.000 ha nuôi thủy sản; trong đó nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh là 3.800 ha, nuôi thủy sản nước ngọt 300 ha, nghêu, sò 3.000 ha… Để cho vụ nuôi tôm năm 2013 phát triển ổn định, bền vững và đạt hiệu quả cao, hạn chế những dịch bệnh xảy ra và lây lan trên diện rộng, tỉnh chỉ đạo ngành nông nghiệp, chủ lực là Chi cục thủy sản tăng cường quản lý chặt chẽ vụ nuôi, nhất là về tình hình dịch bệnh.

22/03/2013
Làm Giàu Ở Cù Lao Ông Hổ Làm Giàu Ở Cù Lao Ông Hổ

Tận dụng lợi thế của vùng sông nước, nông dân cù lao Ông Hổ đã khéo trồng trọt, xen canh, luân canh, đa canh… qua đó vừa tăng thu nhập cho gia đình, vừa giải quyết việc làm và tạo ra nhiều sản phẩm đặc thù của vùng đất này.

31/08/2013
Đào Ao Nuôi Tôm, Lợi Bất Cập Hại Đào Ao Nuôi Tôm, Lợi Bất Cập Hại

Người dân đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng ngọt hóa lại bùng phát ở huyện Bình Đại (Bến Tre) đe dọa 8,3 km tuyến đê bao ngọt hóa ven sông Tiền và 13 cống dưới đê có tổng trị giá 169 tỷ đồng vừa mới khởi công, khiến ngành chức năng Bến Tre lúng túng xử lý.

05/09/2013