Dân Phát Hoảng Trước Nguy Cơ DN Mua Cá Tra Vỡ Nợ

Tuy nhiên, từ hôm đó đến nay nhà máy đã tạm ngưng hoạt động. Phía Cty cũng không thông báo thời điểm nào trả nợ tiền mua cá. Nhận thấy dấu hiệu bất thường, Cty CBTSSH có nguy cơ vỡ nợ, một số người bán cá hoang mang cùng cực, bởi họ đang bị áp lực nợ tiền vay, tiền lãi ngân hàng, chủ nợ đến tận nhà xiết nợ.
Ông Trần Văn Hon ở phường Thới An, quận Ô Môn (Cần Thơ) có ao nuôi cá tra 6.000 m2, nói: "Vào tháng 3 bán 200 tấn cá với số tiền 4,3 tỷ đồng phía Cty hẹn sau 45 ngày trả, nếu trả trễ tính thêm lãi suất. Lúc đầu Cty cũng trả dần, đến nay còn hơn 1,3 tỷ đồng và đã hơn một tháng qua không thấy hẹn ngày trả nợ".
Cùng cảnh ngộ, ở phường Thới Long, quận Ô Môn - ông Tống Văn Quang, còn hơn 412 triệu đồng quá hạn 3 tháng phía Cty chưa trả. Bà Huỳnh Thị Tuyết Mai còn 215 triệu đồng, ông Nguyễn Tấn Trung, phường An Hòa, TP Rạch Giá (Kiên Giang) còn 1,4 tỷ đồng Cty CBTSSH nợ dây dưa chưa trả.
Ông Hồ Văn Dướng ở phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt bị Cty nợ vợ ông đứng tên là bà Lê Thị Thanh Vân hơn 1,9 tỷ đồng và con gái ông là Nguyễn Thị Kim Thơ hơn 2,1 tỷ đồng. Ông Dướng đi đòi nợ vì ở nhà ông chủ nợ cho vay lãi cao hùng hổ kéo tới hăm he. Vợ và con gái ông sợ quá bỏ nhà đi lánh nợ. Ông Dướng van nài lãnh đạo Cty trả nợ: “Nếu không có tiền về trả nợ, gia đình tôi sẽ bị chủ nợ phá tan nát”.
Phần đông người bán cá tra cho biết, từ 4 - 5 năm qua đã từng làm ăn với Cty CBTSSH theo cách bán cá ghi nợ. Tuy Cty trả tiền chậm nhưng trả đủ vì vậy dân bán cá tin tưởng làm ăn. Thế nhưng hiện thời dấu hiệu tài chính Cty bất ổn. Trong khi đơn cầu cứu gửi các cơ quan vẫn chưa trả lời và có biện pháp khẩn cấp tháo gỡ khó khăn giúp người nuôi cá qua cơn khốn khó này.
Trong mấy ngày qua người dân bán cá kéo đến đòi nợ thì nhà máy đóng cửa không thấy bóng dáng công nhân làm việc. Ông L.T là người dân sống gần Cty CBTPSH cho biết: “Từ giữa tháng 7/2013 tôi thấy công nhân chế biến cá trong xưởng ngưng hoạt động. Mấy đứa cháu tôi trước đó từng làm cho Cty này, nay thất nghiệp đã xin làm công nhân ở khu công nghiệp Trà Nóc. Nếu chờ nhà máy hoạt động trở lại không biết tới khi nào”.
Bà Trần Ngọc Sương nhậm chức Chủ tịch HĐQT Cty CBTPSH từ ngày 2/8/2013, giải thích: Lý do trả nợ tiền cá chậm cho bà con vì trước đây ông Nguyễn Tấn Thanh làm GĐ Cty đã gây tổn thất tiền bạc. Cơ quan chức năng đang trong thời gian điều tra. Tiếp nhận Cty, chúng tôi xin nhận khoản nợ tiền mua cá của bà con nông dân và hứa sẽ trả dần đợt 1 từ nay đến ngày 15/9/2013 là 20% số nợ/hộ.
Có thể bạn quan tâm

Phong trào nuôi động vật rừng được nhiều nông dân quan tâm. Nó không chỉ tạo ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế mà còn là giải pháp bảo tồn các loài động vật quý hiếm.

Tại hội thảo “Tổng kết dự án sau thu hoạch lúa gạo ADB-IRRI-Việt Nam”, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng, Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh - Điều phối viên dự án đánh giá: Công nghệ sấy lúa vùng ĐBSCL ngày càng phát triển về quy mô và tiến bộ, từ lò sấy lúa vĩ ngang, nay nông dân thay thế dần lò sấy tầng.

Khi tiết trời chuyển sang đông cũng là lúc “chợ di động” thu mua nông sản ở huyện rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) nhộn nhịp. Những mặt hàng như ngô, bí xanh, khoai sọ, gừng… theo dòng xe vận tải đi khắp vùng miền đất nước, thậm chí còn xuất bán sang cả các nước châu Âu. Tuy nhiên, do khó khăn về giao thông, các mặt hàng nông sản đang bị tư thương ép giá.

Theo Chi cục Thuỷ sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang), năm nay mặc dù bị ảnh hưởng bởi một số cơn bão nhưng sản lượng cá thương phẩm toàn tỉnh ước đạt 29 nghìn tấn, tăng gần 2.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái

Nằm trong khu vực miền núi phía Bắc, Hòa Bình có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển thủy sản như hệ thống sông ngòi, ao, hồ nhiều được phân bố khá đều. Tận dụng lợi thế này, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi cá lồng trên vùng hồ sông Đà đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân nơi đây.