Dân Phá Rẫy Trồng Bo Bo Để Bán Hạt Sang Trung Quốc

Thương lái tìm đến các huyện miền núi của Nghệ An mua hạt bo bo để bán qua Trung Quốc. Với giá từ 30.000 – 40.000 đồng/kg hạt khô nên một số nơi tự phát phá rẫy trồng cây này.
Xã Huồi Tụ, Mường Lống là xã vùng sâu, vùng xa của huyện miền núi Kỳ Sơn. Ngoài chăn nuôi, trồng trọt các cây lương thực như lúa, ngô, thời gian gần đây người dân các xã vùng cao này còn trồng thêm cây bo bo. Theo ông Dềnh Bá Lồng – Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Huồi Tụ, cây bo bo cho thu nhập cao mà lại không tốn công chăm sóc, chi phí phòng trừ sâu bệnh.
Ngoài diện tích mọc tự nhiên trong các cánh rừng thì người dân trong xã đã trồng thêm được 30-40 ha. “Mấy năm nay đến mùa thu hoạch là thương lái tìm đến tận nhà thu mua chứ không phải vận chuyển vất vả đi đâu cả. Giá hạt bo bo cao, trồng và chăm sóc lại dễ nên đồng bào người Mông, Khơ Mú rất thích”, ông Lồng cho biết thêm.
Cây bo bo không chỉ có mặt ở huyện Kỳ Sơn mà còn mọc và trồng rất nhiều ở các huyện miền núi Nghệ An như Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong… Do thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu miền núi nên loài cây này phát triển rất nhanh, diện tích tăng lên hàng năm.
Ông Lưu Đức Cường- Phó Chủ tịch UBND xã Tây Sơn cho biết: Trong năm 2013 tổng diện tích cây bo bo tại xã Tây Sơn là 77,36 ha, tổng sản lượng thu được là gần 38 tấn, khoảng 950 triệu đồng.
Cứ vào hai tháng 7- 8 dương lịch, thương lái từ thị trấn Mường Xén lại tìm đến các xã Huồi Tụ, Mường Lống, Na Loi, Đoọc Mạy, Keng Đu, Tây Sơn, Bảo Nam… của huyện Kỳ Sơn để tìm mua hạt bo bo. Chị Nguyễn Thị Huyền, chủ một đại lý thu mua hạt bo bo ở thị trấn Mường Xén cho biết: Trung bình mỗi năm chị thu mua khoảng 50 đến 70 tấn hạt bo bo. Sau khi thu mua đủ chuyến hàng, chị nhập cho các thương lái Trung Quốc.
Tuy nhiên khi được hỏi thương lái Trung Quốc thu mua hạt cây này để làm gì thì chị cười cho hay: “Tôi cũng chỉ nghe nói người ta dùng hạt này làm thuốc chữa bệnh hay chế biến làm gia vị gì đó chứ cũng không tường tận lắm”.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 60 mùa xuân của cuộc đời, về hưu đã gần 4 năm nay, ông Nhâm Sỹ Tiến, nguyên Trưởng phòng Văn nghệ, Ðài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình đã không chịu yên phận, trở về quê hương xã Ðông Á (Ðông Hưng) làm giàu bằng mô hình chăn nuôi lợn gia công cho Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Thái Lan, tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

Chỉ trong tháng đầu tiên của năm 2014, cả nước đã có 2 ca tử vong do nhiễm cúm gia cầm H5N1. Cùng với đó, virus cúm A/H7N9 cũng đang rình rập xâm nhập nước ta khi số người mắc cúm A/H7N9 tại một địa phương của Trung Quốc giáp với biên giới Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ.

Chợ heo Bà Rén nằm nép mình bên đầu cầu Bà Rén, gần Quốc lộ 1A thuộc xã Quế Xuân (Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam). Hình thành từ những năm 1970, đây là một trong những chợ heo lớn nhất nước.

Dáng dấp chẳng khác gì những con ngựa lọc cọc kéo xe, thồ hàng ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, hay ngựa giải trí - thể thao dành cho du khách đến cao nguyên Đà Lạt, thế nhưng, những con ngựa ở Trại chăn nuôi Suối Dầu của Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) - Bộ Y tế có một nét khác biệt vì chúng sinh trưởng chỉ để thực hiện sứ mệnh… hiến máu cứu người.

Sáng 3/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán), một số chợ ở thành phố Long Xuyên (An Giang) hoạt động mua bán gà sống với tên gọi là “gà thả vườn” có số lượng hàng trăm con diễn ra khá nhộn nhịp.