Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dân Góp Tiền Làm Đường Nông Thôn

Dân Góp Tiền Làm Đường Nông Thôn
Ngày đăng: 04/07/2013

Dù không được tỉnh hay huyện chọn là xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng 2 năm qua người dân thôn Hoàng Diệu, xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã tự bỏ tiền túi mở 4km đường giao thông kiên cố.

Không hô hà, nêu khẩu hiệu suông

Ông Nguyễn Đình Hồng- Trưởng thôn Hoàng Diệu nói về hiệu quả làm NTM, đó là chi bộ thôn ra chủ trương rồi giao quyền tự quyết cho chính người dân, nhờ đó đã thu hút người dân tự đóng góp tiền bạc, công sức. “Kiêng kị” nhất là hô hào bằng khẩu hiệu, khi khởi công thì ầm ĩ kèn trống xong rồi bỏ đó dân sẽ mất tin”- ông Hồng chia sẻ.

Ông Hồng cho chúng tôi xem cuốn sổ ghi chép chi tiết từ cuối năm 2011 đến nay, trong đó nổi bật nhất là kết quả phong trào làm giao thông nông thôn. Sau 2 năm, thôn Hoàng Diệu đã cải tạo, mở rộng 4km đường giao thông lầy lội bằng nền cứng và đổ bê tông.

Mỗi con đường đi qua ngõ, qua vườn, người dân đều tự nguyện hiến đất. Đến nay đã có trên 5.000m2 đất của dân được hiến để mở rộng các công trình giao thông và phúc lợi xã hội. Bà con còn đóng góp trên 500 triệu đồng và hàng ngàn ngày công để thi công. Điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Yên đã tự chặt bỏ cây ăn quả trong vườn và hiến trên 300m2 đất để thôn mở rộng đường đáp ứng tiêu chuẩn 3,5m.

Ông Hồng cho biết thêm, 4km đường giao thông trong thôn được mở rộng làm mới chỉ trong 2 năm qua chủ yếu từ nguồn vốn dân đóng góp, xã chỉ hỗ trợ 80 tấn xi măng/km. Theo tính toán, cứ mỗi km đường, 1 khẩu đóng góp 300.000 đồng và hàng chục ngày công.

Tất cả các công đoạn đều tự dân bàn, dân hạch toán nên đồng thuận và rất tin tưởng, không có tình trạng khiếu nại xảy ra. Cùng với làm đường giao thông, hệ thống kênh mương cũng được kiên cố hóa với trên 2,2km, giúp đưa nước tưới thuận lợi về vùng đất gần 10ha đã chuyển đổi sang chuyên sản xuất hoa màu.

Theo Chủ tịch UBND xã Kỳ Tiến Phạm Văn Long: “Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Kỳ Anh vừa có thông báo chọn thôn Hoàng Diệu là điển hình đi báo cáo ở Trung ương về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Ông Nguyễn Tiến Đạt- Trưởng thôn Lê Lợi, xã Kỳ Tiến cho biết: “Phải thừa nhận rằng cách làm NTM của thôn Hoàng Diệu rất khác, không theo lối mòn và quan trọng là rất được dân ủng hộ, cán bộ thôn chúng tôi cũng phải sang thôn Hoàng Diệu học hỏi cách làm”.

Bài học quý từ huy động sức dân

Theo Trưởng thôn Nguyễn Đình Hồng, cả thôn chỉ có 226 hộ với trên 900 nhân khẩu, trong khi đó chỉ có 62ha đất sản xuất nông nghiệp nên cuộc sống của người dân không có gì khấm khá. Do đó, việc huy động sức dân làm NTM là một thách thức cho cán bộ thôn, vì vậy đòi hỏi từ bí thư đến thôn trưởng phải sâu sát từng hộ gia đình, từng hoàn cảnh, tránh tình trạng tạo áp lực cho người dân trong quá trình huy động đóng góp. Cụ thể, đối với các hộ gia đình khó khăn thì đưa ra chính sách giảm các khoản tiền đóng góp, đồng thời dãn thời gian thu ra nhiều đợt, sau đó đưa các chính sách này ra cuộc họp ở thôn tự dân bàn, dân quyết.

Ông Võ Công Minh (68 tuổi)- nguyên cán bộ Huyện ủy Kỳ Anh, nay nghỉ hưu sống tại thôn Hoàng Diệu cho biết: Dù không được chọn là điểm xây dựng NTM, nhưng 2 năm qua ở thôn Hoàng Diệu ghi nhận hiệu quả lớn trong huy động sức dân làm giao thông nông thôn. Mấu chốt của những thành quả đó là sự đoàn kết, sáng tạo, dám nghĩ dám làm của cán bộ thôn. Tạo được sự đồng thuận của người dân nên trong quá trình làm, nhiều hộ còn tự nguyện đóng góp thêm tiền để ủng hộ phong trào của thôn.

Ông Phạm Văn Long- Chủ tịch UBND xã Kỳ Tiến cho biết: Cách làm NTM bằng huy động nội lực của thôn Hoàng Diệu rất sáng tạo, đặc biệt là cán bộ thôn như ông Nguyễn Đình Hồng (nguyên là Chủ tịch Hội Nông dân xã) rất sâu sát, trách nhiệm và am hiểu từng hộ dân. Cách làm NTM của thôn Hoàng Diệu là bài học quý cho xã để nhân rộng.


Có thể bạn quan tâm

Phú Yên Xử Lý Nghiêm Các Hành Vi Sản Xuất, Kinh Doanh Tôm Chứa Tạp Chất Phú Yên Xử Lý Nghiêm Các Hành Vi Sản Xuất, Kinh Doanh Tôm Chứa Tạp Chất

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có chỉ thị về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

24/09/2014
Cà Mau Tìm Được Đầu Ra Cho Cá Sặc Rằn Cà Mau Tìm Được Đầu Ra Cho Cá Sặc Rằn

Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đang mở rộng diện tích nuôi cá sặc rằn vì được 1 doanh nghiệp trong nước bao tiêu sản phẩm suốt quá trình từ cung cấp con giống đến thức ăn, thu mua cá, trong đó có sự hỗ trợ của Nhà nước về khoa học kỹ thuật.

24/09/2014
Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông - Lâm Nghiệp Tây Nguyên Tập Huấn Chăn Nuôi Bò Thịt Cho Nông Dân Huyện Chư Jút (Đắk Nông) Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông - Lâm Nghiệp Tây Nguyên Tập Huấn Chăn Nuôi Bò Thịt Cho Nông Dân Huyện Chư Jút (Đắk Nông)

Xây dựng kế hoạch thức ăn xanh cho bò và kế hoạch trồng cỏ; Các phương thức, kỹ thuật, điều kiện để nuôi bò vỗ béo; Cách chế biến các phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho bò; Các kiến thức về một số bệnh thường gặp ở bò…

24/09/2014
Thử Nghiệm Mô Hình Nuôi Rắn Mối Giống Và Thương Phẩm Thử Nghiệm Mô Hình Nuôi Rắn Mối Giống Và Thương Phẩm

Đây là mô hình mới lần đầu tiên đưa vào thử nghiệm trên địa bàn huyện Phong Điền. Trong thời gian 8 tháng nuôi thử nghiệm, nếu mô hình thành công sẽ mở rộng quy mô, số lượng người tham gia nuôi trên địa bàn.

24/09/2014
Heo Giống Hút Hàng, Tăng Giá Ở Hậu Giang Heo Giống Hút Hàng, Tăng Giá Ở Hậu Giang

Mấy tháng nay Ở Hậu Giang, giá heo hơi vẫn giữ ổn định ở mức cao từ 50.000 đồng/kg trở lên nên người chăn nuôi có xu hướng trở lại nuôi heo, nhất là nuôi heo đợt bán Tết Nguyên đán sắp tới. Vì vậy đẩy giá heo giống tăng vọt từ 100.000 đồng/kg tăng lên 110.000 - 120.000 đồng/kg.

24/09/2014