Đàn Gia Súc, Gia Cầm Giảm

Theo điều tra của Cục Thống kê tỉnh An Giang, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn có xu hướng giảm. Số lượng heo trong tỉnh hiện có 170.000 con (giảm 7.325 con so cùng kỳ); gia cầm có 3,8 triệu con (giảm 483.641 con). Nguyên nhân do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá thức ăn liên tục tăng cao dẫn đến chi phí chăn nuôi tăng theo. Ngược lại, giá thịt hơi xuất chuồng, gia súc, gia cầm lại giảm, nên trang trại chăn nuôi, đàn gia súc, gia cầm giảm dần.
Các ngành chức năng tỉnh đang tích cực triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; đồng thời, khuyến khích nông dân chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, góp phần giảm chi phí, tăng lợi nhuận, mở rộng hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu cá cảnh đang mang lại lợi nhuận khá cao cho nhiều hộ nông dân tại TP.HCM và một số tỉnh ĐBSCL như Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp... khi giá cá ổn định, liên tục có nhiều đơn hàng mới. Xuất khẩu tăng

Đại diện cơ quan quản lý và một số doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm trong nước cho rằng thương nhân Trung Quốc mua nguyên liệu tôm (tôm tươi chưa qua chế biến) tại nhiều địa phương trong cả nước nhằm mục đích phá hoại ngành tôm nội địa nhưng đại diện người nuôi tôm thì lại không cho là như vậy.

Trước tình trạng thương lái ồ ạt thu mua tôm bán cho Trung Quốc, các ngành chức năng ở tỉnh Phú Yên đang nhiều mở đợt kiểm tra tại các địa phương ven biển.

Những năm gần đây, được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, huyện An Lão (Bình Định) đã triển khai chương trình cải tạo đàn bò, tăng tỉ lệ bò lai, góp phần phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc ở địa phương, giúp nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu chính đáng.

Ở nhiều nơi, việc nuôi tôm sú gặp nhiều rủi ro, thì tại xã An Trạch (huyện Đông Hải, Bạc Liêu), nông dân lại làm giàu từ con tôm này.