Đàn Gia Súc, Gia Cầm Giảm

Theo điều tra của Cục Thống kê tỉnh An Giang, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn có xu hướng giảm. Số lượng heo trong tỉnh hiện có 170.000 con (giảm 7.325 con so cùng kỳ); gia cầm có 3,8 triệu con (giảm 483.641 con). Nguyên nhân do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá thức ăn liên tục tăng cao dẫn đến chi phí chăn nuôi tăng theo. Ngược lại, giá thịt hơi xuất chuồng, gia súc, gia cầm lại giảm, nên trang trại chăn nuôi, đàn gia súc, gia cầm giảm dần.
Các ngành chức năng tỉnh đang tích cực triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; đồng thời, khuyến khích nông dân chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, góp phần giảm chi phí, tăng lợi nhuận, mở rộng hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Được biết, mô hình nuôi bò vỗ béo của dự án Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam thông qua Hội Nông dân huyện Tam Nông hoạt động có hiệu quả. Hội Nông dân huyện đang phát huy và nhân rộng, với mức hỗ trợ sẽ được nâng lên nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, xóa đói giảm nghèo cho địa phương.

Sau một thời gian tìm đến các mô hình sản xuất, chăn nuôi trang trại lớn ở trong huyện, trong tỉnh học tập kinh nghiệm, đến năm 2008 ông Chương đã mạnh dạn bàn bạc với gia đình vay thêm vốn đầu tư xây dựng trang trại để chăn nuôi lợn với tổng số vốn gần 1 tỷ đồng.

Diện tích tự nhiên hơn 4.800ha, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn có 3.006 hộ với 12.084 khẩu sinh sống ở 22 khu dân cư, trong đó dân tộc Kinh chiếm 48%, Mường 46%, còn lại là dân tộc Dao và dân tộc khác.

Hiện nay ở Sóc Trăng phần lớn diện tích hè thu đang giai đoạn đẻ nhánh. Thời tiết đang tạo điều kiện thuận lợi để bệnh đạo ôn bộc phát gây hại trên nhiều ruộng lúa.

Với mục tiêu thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, mới đây, Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch hành động với 8 nhiệm vụ cụ thể, trong đó có 6 nội dung sẽ thực hiện trong 2 năm (2014 và 2015) và 2 nội dung được thực hiện hằng năm.