Đàn Gia Súc, Gia Cầm Của Tỉnh Tiếp Tục Giảm Mạnh

Đó là ý kiến kết luận của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh tại Hội nghị do UBND tỉnh chủ trì nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội 04 tháng đầu năm 2014 và bàn một số nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện từ nay đến cuối năm 2014.
Theo các cơ quan hữu quan, ước tổng đàn gia cầm hiện có trên địa bàn tỉnh khoảng 4,07 triệu con, giảm 28,3% so cùng kỳ. Nguyên nhân giảm do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm, người nuôi chưa tái đàn. Đàn heo ước hiện nay có khoảng 356.985 con, giảm 14,6% so cùng kỳ (nguyên nhân do chi phí đầu vào tăng). Chỉ riêng đàn bò ước có 131.198 con, tăng 1.133 con; đàn trâu 1.322 con, giảm 106 con so với cùng kỳ.
Để từng bước phát triển đàn, khống chế không cho dịch cúm gia cầm tái phát, trong tháng 4/2014, các ngành hữu quan đã tổ chức tiêm trên 01 triệu liều vaccine đối với đàn vật nuôi. Trong đó, phòng cúm trên 620 nghìn liều cho gia cầm; nâng tổng số đến nay tiêm trên 4,4 triệu liều vaccine các loại, trong đó phòng cúm gia cầm trên 3,5 triệu liều; kiểm dịch 673 ngàn con gia cầm, 32,3 ngàn con gia súc, 208 tấn thịt gia súc.
Theo nhận định của ngành chuyên môn, một số địa phương người dân đã bắt đầu tái đàn, tuy nhiên với số lượng chưa lớn. Dự đoán, từ đầu tháng 6/2014 đến những tháng cuối năm 2014, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh sẽ tăng ổn định trở lại.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, một số gia đình giàu lên nhờ nuôi con đặc sản đúng thời điểm. Thế nhưng, thời gian gần đây, khi con đặc sản được nuôi với số lượng nhiều, thị trường tiêu thụ giảm đã khiến cho không ít hộ gia đình phải chịu cảnh ế ẩm, thua lỗ nặng nề…

Với ý chí và lòng quyết tâm của chàng trai trẻ Dương Quốc Trung, 33 tuổi ở tiểu khu Thạch Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng thành công mô hình nuôi rắn hổ mang và là người duy nhất nuôi “rắn độc” ở huyện Đà Bắc. Mỗi năm anh xuất bán 3 tạ rắn, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Mặc dù giá các sản phẩm chăn nuôi đã tăng nhẹ trong hơn 1 tháng qua nhưng ngành chăn nuôi vẫn đang phải đối mặt với tình trạng càng nuôi càng lỗ.

Ông Lê Hồng Duyên ở thôn Bồng Lai (Hiệp Thạnh, Đức Trọng, Lâm Đồng) đang trở thành một “địa chỉ cầu nối ”cho người nông dân quanh vùng đến trao đổi kinh nghiệm nuôi bò sữa, đầu tư trang bị máy vắt sữa, hợp tác tiêu thụ ổn định, lâu dài sản phẩm sữa bò tươi.

Những năm gần đây, thanh long đang là cây hái ra tiền của nông dân huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Mỗi năm, 1 ha thanh long cho lợi nhuận từ 200 - 400 triệu đồng, cao gấp 7, 8 lần so với trồng lúa.