Đàn Gia Súc, Gia Cầm Của Tỉnh Tiếp Tục Giảm Mạnh

Đó là ý kiến kết luận của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh tại Hội nghị do UBND tỉnh chủ trì nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội 04 tháng đầu năm 2014 và bàn một số nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện từ nay đến cuối năm 2014.
Theo các cơ quan hữu quan, ước tổng đàn gia cầm hiện có trên địa bàn tỉnh khoảng 4,07 triệu con, giảm 28,3% so cùng kỳ. Nguyên nhân giảm do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm, người nuôi chưa tái đàn. Đàn heo ước hiện nay có khoảng 356.985 con, giảm 14,6% so cùng kỳ (nguyên nhân do chi phí đầu vào tăng). Chỉ riêng đàn bò ước có 131.198 con, tăng 1.133 con; đàn trâu 1.322 con, giảm 106 con so với cùng kỳ.
Để từng bước phát triển đàn, khống chế không cho dịch cúm gia cầm tái phát, trong tháng 4/2014, các ngành hữu quan đã tổ chức tiêm trên 01 triệu liều vaccine đối với đàn vật nuôi. Trong đó, phòng cúm trên 620 nghìn liều cho gia cầm; nâng tổng số đến nay tiêm trên 4,4 triệu liều vaccine các loại, trong đó phòng cúm gia cầm trên 3,5 triệu liều; kiểm dịch 673 ngàn con gia cầm, 32,3 ngàn con gia súc, 208 tấn thịt gia súc.
Theo nhận định của ngành chuyên môn, một số địa phương người dân đã bắt đầu tái đàn, tuy nhiên với số lượng chưa lớn. Dự đoán, từ đầu tháng 6/2014 đến những tháng cuối năm 2014, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh sẽ tăng ổn định trở lại.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù một thời gian dài vào giữa năm 2013, thịt lợn hơi giảm giá mạnh làm cho người chăn nuôi không lãi nhiều nhưng vẫn cầm chừng đàn và với sự tính toán, nắm bắt nhu cầu thị trường, từ tháng 9/2013, nông dân tăng đàn để đảm bảo lượng thịt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong Tết Nguyên đán. Đúng vào thời điểm này, giá thịt lợn tăng trở lại tạo điều kiện để người chăn nuôi nâng cao thu nhập.

Xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là vùng đồng bằng ven biển có diện tích tự nhiên khá lớn nhưng 3/4 diện tích là đất cát bạc màu, hàng năm phải đối mặt với hạn hán, đất nghèo sinh dưỡng, cát lấp và cát bay.

Cụ thể, đối với vùng thấp thì đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, đưa các giống lúa ngắn ngày, chất lượng vào gieo cấy; đối với vùng trũng cấy lúa kém hiệu quả thì chuyển sang đào ao nuôi trồng thuỷ hải sản; còn vùng đồi núi thấp thì trồng cây ăn quả.

Nhiều năm trước, Trấn Dương là xã nghèo của huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) vì hầu hết diện tích canh tác đều cấy lúa, năng suất thấp. Từ khi đưa cây ớt về "ngự trị", nhiều hộ nông dân ở đây đã phất lên nhanh.

Những ngày qua, tuy thương lái từ Bình Thuận tấp nập đến tranh nhau mua trái thanh long ruột đỏ với giá ngất ngưởng từ 70-80 ngàn đồng/kg, nhưng người trồng thanh long ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vẫn không có hàng để bán. Nhiều nhà vườn ở đây tính toán, nếu trái thanh long giữ được mức giá như hiện nay, chỉ với 1 hécta, nông dân có thể thu nhập trên 2 tỷ đồng.