Đàn Bò Ở Thái Nguyên Tăng Gần 1.400 Con So Với Cùng Kỳ

Hiện nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có 36.144 con bò, tăng gần 1.400 con so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân đàn bò tăng là do không có dịch bệnh, thị trường tiêu thụ thịt bò trong tỉnh khá tốt, giá bán cao nên người chăn nuôi đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi bò thịt, nhất là giống bò lai Zê-bu, tầm vóc lớn, cho sản lượng thịt cao, chất lượng thịt tốt.
Mặc dù đàn bò tăng nhưng đàn trâu lại có xu hướng giảm. Thời điểm này, toàn tỉnh có gần 70 nghìn con trâu, giảm trên 600 con so với cùng kỳ. Trâu thường được sử dụng làm sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua, việc đẩy mạnh cơ giới hóa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn đã khiến cho đàn trâu bị sụt giảm. Hiện, người dân chủ yếu chăn nuôi trâu lấy thịt với các giống như trâu nội chọn lọc, trâu lai Muhra.
Năm 2014, tỉnh ta phấn đấu duy trì đàn bò ở mức 31.000 con, đàn trâu 71.000 con. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ người chăn nuôi, trong đó có chính sách hỗ trợ 100% kinh phí mua vacxin phòng bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng.
Đặc biệt,để nâng cao tầm vóc đàn trâu, bò, tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí muatinh trâu, bò, vật tư phối giống và chi phí vận chuyển, bảo quản tinh; trợ giá số tiền 7 triệu đồng/con cho người dân mua trâu đực giống nội; hỗ trợ kinh phí chọn lọc, bình tuyển, quản lý trâu, bò đực giống số tiền 50.000 đồng/con…
Có thể bạn quan tâm

Huyện Phụng Hiệp là vùng trồng mía nguyên liệu trọng điểm của tỉnh, chiếm hơn 2/3 diện tích mía toàn tỉnh. Nhưng do địa hình trũng thấp nên hàng năm, nông dân ở đây phải lo thu hoạch mía chạy lũ mỗi khi mùa nước nổi đổ về. Đây cũng chính là lý do khiến nông dân không thể áp dụng một số giải pháp để hạ giá thành sản xuất, điển hình là mô hình trồng mía lưu gốc.

Theo nhiều nhà vườn trồng dừa tại tỉnh Bến Tre cho biết, cây dừa là cây trồng ít sâu bệnh nhưng thời gian gần đây đã có nhiều đối tượng dịch hại tấn công và ngày càng phát triển mạnh như: bọ vòi voi, bọ cánh cứng, sâu đục trái,… và mới nhất là loài côn trùng lạ gây chết cả cây dừa.

Bên cạnh đó, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định, không xuất hiện dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm. Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt trên 9.984 ha, tăng 2,5% so với cùng kỳ; tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng, khai thác ước đạt 22 nghìn tấn, tăng 6,4% so với cùng kỳ. Tổng diện tích rừng sản xuất trồng mới ước đạt gần 7.073 ha, tăng 8,7% so với cùng kỳ; tổng sản lượng gỗ khai thác ước đạt trên 250 nghìn m3 , tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước...

Theo đó, Công ty cổ phần Ao Vua sẽ hỗ trợ 50 con bò cái sinh sản trị giá 600 triệu đồng cho 50 hộ nông dân nghèo của các xã Giáp Lai, Lương Nha, Thục Luyện và thị trấn Thanh Sơn. Mỗi hộ sẽ được nhận hỗ trợ 12 triệu đồng không tính lãi để đầu tư chăn nuôi bò sinh sản, xóa đói giảm nghèo.

Thời gian qua, nhiều nông dân ở vùng đông huyện Duy Xuyên mạnh dạn chuyển một số diện tích đất trồng lúa, khoai lang, mè… kém hiệu quả sang canh tác cây môn hương theo phương thức sản xuất hàng hóa đã và đang mang lại nguồn thu nhập khá cao, mở ra một triển vọng mới.