Đam Rông Hỗ Trợ Sản Xuất, Chăn Nuôi Cho Người Dân Gần 4 Tỷ Đồng

Thông qua trung tâm nông nghiệp huyện, từ đầu năm đến nay, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ người dân trên địa bàn huyện Đam Rông phát triển sản xuất, chăn nuôi trong các chương trình dự án lên đến trên 3,996 tỷ đồng, bao gồm: Chương trình trợ giá cây giống cà phê Robusta, sầu riêng giống mới cho người dân các xã Đạ Tông, Đạ M’rông, Liêng S’rônh, Rô Men, Phi Liêng, Đạ K’Nàng, với tổng kinh phí 322,5 triệu đồng;
Chương trình phát triển sự nghiệp nông nghiệp với tổng kinh phí đầu tư 2,160 tỷ đồng; Mô hình trồng sầu riêng xen vườn cà phê 18ha, với kinh phí đầu tư 65,135 triệu đồng; Hỗ trợ chuyển đổi giống cà phê cao sản 22ha, với kinh phí đầu tư 66 triệu đồng; Hỗ trợ giống bò cỏ sinh sản 20 con, với kinh phí đầu tư 162,5 triệu đồng; Hỗ trợ giống bò đực laisind 8 con, với kinh phí đầu tư 240 triệu đồng…
Chương trình 30a “Thoát nghèo nhanh, bền vững” tổng kinh phí đầu tư 1,514 tỷ đồng, gồm các hạng mục: Hỗ trợ chuyển đổi giống cà phê Robusta 10ha, với kinh phí đầu tư 210 triệu đồng; Hỗ trợ giống bò cỏ sinh sản 28 con, kinh phí đầu tư 429 triệu đồng…
Có thể bạn quan tâm

Nếu như những năm trước, giá cua thương phẩm ở huyện Cái Nước (Cà Mau) thường xuyên biến động, thì hiện nay giá cua trên thị trường khá ổn định, nông dân hết sức phấn khởi.

Ngày 1-11, Chi cục Thuỷ sản (Sở NN-PTNT Dak Lak) tổ chức Hội thảo đầu bờ mô hình nuôi thử nghiệm cá chép V1 thương phẩm làm chính trong ao bằng thức ăn viên tổng hợp tại xã Ea Kao – TP. Buôn Ma Thuột.

Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đã trao 60 máy dò cá, 30 máy thông tin liên lạc tầm xa (Icom) cho các đoàn viên các nghiệp đoàn nghề cá ở huyện Lý Sơn, với kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Máy Icom trao tặng lần này là máy IC-M802FMS- sản phẩm dùng cho hàng hải mới nhất và hiện đại nhất hiện nay.

Thời gian qua, nhiều hộ chăn nuôi vịt ở huyện Đông Hòa (Phú Yên) đã thực hiện mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học (ATSH) nhằm hạn chế dịch bệnh, cung ứng nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. Mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Bằng quyết tâm và ham học hỏi, anh Văn Minh Thể, sinh năm 1980 ở thôn 6, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã nuôi thành công loài chim trĩ đỏ trên vùng đất Tây Nguyên.