Đàm Phán Với Đối Tác Nước Ngoài Tăng Giá Bán Cá Tra

Hoạt động chế biến cá tra xuất khẩu ĐBSCL đang vào cao điểm đợt xuất hàng cuối năm nên cá tra nguyên liệu tăng từ 23.000 lên 24.000 đồng/kg và dự báo sẽ tiếp tục tăng giá trong những ngày tới.
Hiện, doanh nghiệp (DN) chế biến tiến hành chào bán sản phẩm file (hàm lượng ẩm không vượt quá 83% và tỉ lệ mạ băng không vượt quá 10%; phương thức giao hàng FOB tại các cảng TP. Hồ Chí Minh) từ 2,4 USD/kg lên 3,4 USD/kg.
Đây là một chuyển biến tích cực, nếu giá nguyên liệu đạt 24.000 đồng/kg, giá xuất tăng 3,4 USD/kg thì người nuôi và DN đều có lãi.
Có thể bạn quan tâm

Ban đầu, ý tưởng trồng chanh đào của các chủ vườn trên địa bàn huyện Cao Phong (Hoà Bình) chỉ là để làm hàng rào bảo vệ cho diện tích cam nhờ vào những gai sắc nhọn của chanh. Tuy nhiên, sản lượng và giá trị kinh tế của loại cây có múi này làm nên điều khiến nông hộ bất ngờ!

Khi đó, ở Nam Định, người dân hay nuôi cá bống bớp nhưng dựa vào giống tự nhiên nên có thời điểm bị khan hiếm. Hơn nữa, loại giốn này không đáp ứng được kích cỡ, số lượng và mùa vụ nên người dân muốn triển khai lớn cũng gặp khó khăn. Lúc đó, ông Minh nảy ra ý tưởng tìm hiểu việc ươm giống cá bớp.

Là một nước nhiệt đới, đặc biệt là ở khu vực miền Tây Nam bộ, vùng đất trù phú với những vườn cây ăn trái quanh năm, Việt Nam sở hữu nhiều loại hoa quả mà ít nước có được.

Điệp khúc giá mía thấp nên người dân chưa muốn bán, thương lái đang có dấu hiệu mua cầm chừng cứ lập lại, trong khi nhiều diện tích mía đã bị ngập nước và theo dự báo thì đỉnh lũ năm nay sẽ xuất hiện vào khoảng giữa tháng 11 tới. Do đó, nguy cơ vùng mía ngập lũ ở huyện Phụng Hiệp sẽ tiếp tục chịu thiệt hại nếu như không có giải pháp hiệu quả trong lúc này.

Trong khi đầu tư nước ngoài của cả nước có xu hướng tăng, thì dòng vốn này vào lĩnh vực nông nghiệp lại quá nhỏ về quy mô dự án và tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng đầu tư nước ngoài của cả nước. Điều này đang đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có một chiến lược, định hướng dài hạn để thu hút vốn FDI.