Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đầm Hà (Quảng Ninh) làm giàu từ phát huy thế mạnh thuỷ sản

Đầm Hà (Quảng Ninh) làm giàu từ phát huy thế mạnh thuỷ sản
Ngày đăng: 21/07/2015

Mục sở thị những khu vực nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên về quy mô đầu tư của người dân. Trước đây, dù là lĩnh vực có nhiều lợi thế, nhưng người dân Đầm Hà thường chỉ đầu tư các mô hình nuôi trồng thuỷ sản nhỏ lẻ, manh mún, do vậy hiệu quả kinh tế không cao. Tuy nhiên, trong hơn 4 năm trở lại đây, lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản của huyện Đầm Hà đã phát triển mạnh cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Cụ thể, tính đến hết năm 2014, diện tích nuôi trồng toàn huyện đạt 622,2ha, tăng 1,0%/năm; sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 2.954 tấn, tăng bình quân 9%/năm. Ngành thuỷ sản cũng đã tạo ra việc làm thường xuyên cho trên 1.400 lao động và một phần lao động nhàn rỗi ở nông thôn, góp phần giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là khu vực ven biển.

Một trong những mô hình giúp nhiều hộ gia đình ở Đầm Hà “ăn nên, làm ra” là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Theo thống kê của Phòng Kinh tế huyện, đến thời điểm này, tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 300ha. Trong đó, chủ yếu tập trung ở các xã Tân Bình (112ha), Đại Bình (21,6ha), Tân Lập (31,1ha) và Đầm Hà (114,3ha). Mô hình này cho năng suất đạt 6 - 8 tấn/ha/vụ, mức chi phí đầu tư khoảng 900 triệu đồng/ha, bình quân mỗi năm hộ gia đình có thể lãi khoảng 400 triệu đồng/ha.

Ngoài nuôi tôm thẻ chân trắng, nông dân Đầm Hà còn đang áp dụng một số mô hình nuôi trồng thuỷ sản khác để mang lại nguồn thu nhập như: Mô hình nuôi cá nước ngọt (cá rô phi đơn tính, cá rô đầu vuông), năng suất đạt từ 8 - 10 tấn/ha, chi phí đầu tư 100 triệu đồng/ha, lãi bình quân 40 triệu đồng/ha/năm; mô hình nuôi nhuyễn thể ngoài bãi chương (ngao, nghêu) năng suất đạt 6 - 8 tấn/ha, chi phí đầu tư 100 triệu đồng/ha, lãi bình quân 40 triệu đồng/ha/năm; hay như mô hình nuôi cá lồng bè (cá song, cá vược, cá hồng, cá giò) tại huyện đang cho năng suất đạt 300kg/ô lồng, chi phí đầu tư 20 triệu đồng/ô lồng, lãi bình quân 80 triệu đồng/ô lồng đối với cá song, 35 - 40 triệu đồng/ô lồng đối với cá hồng, cá vược, cá giò…

Không dừng lại ở việc phát triển mô hình nuôi trồng thuỷ sản quy mô hộ gia đình, Đầm Hà đang tiến đến là địa bàn cung ứng giống thuỷ sản cho khách hàng khu vực miền Đông của tỉnh. Hiện Trung tâm Sản xuất giống công nghệ cao và nuôi thực nghiệm giống hải sản Quảng Ninh đặt tại xã Tân Bình đang trong quá trình hoàn thiện các hạng mục công trình. Trung tâm này có tổng diện tích 126ha, được đầu tư đồng bộ và hiện đại, chia ra làm 3 khu (trong đó, 2 khu đã đi vào sản xuất, 1 khu đang trong quá trình cải tạo). Ước tính, mỗi năm Trung tâm cung ứng trên 10 triệu con giống và đáp ứng một lượng lớn tôm thương phẩm ra thị trường.

Mặc dù đã có những kết quả tốt trong phát triển thuỷ sản giai đoạn 2010 - 2014, nhưng theo đánh giá của huyện Đầm Hà, những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế địa phương. Trên cơ sở đó, trong định hướng phát triển thuỷ sản giai đoạn 2015 - 2020, huyện sẽ tập trung xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển tổng thể ngành thuỷ sản định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; tiếp tục hoàn thiện hạ tầng, dịch vụ hậu cần cho các khu nuôi trồng; đưa khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất; xây dựng các chính sách hỗ trợ phù hợp để người dân phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản…

Trong hơn 4 năm trở lại đây, lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản của huyện Đầm Hà đã phát triển mạnh cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Cụ thể, tính đến hết năm 2014, diện tích nuôi trồng toàn huyện đạt 622,2ha, tăng 1,0%/năm; sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 2.954 tấn, tăng bình quân 9%/năm.


Có thể bạn quan tâm

Hợp Tác Nông Nghiệp Với Tỉnh Ibaraki - Nhật Bản Hợp Tác Nông Nghiệp Với Tỉnh Ibaraki - Nhật Bản

Ông Hashimoto nhấn mạnh: Vào tháng 3 năm nay, nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm tỉnh Ibaraki, tham quan Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp của tỉnh. Trong sự kiện đó, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Việt Nam và Thống đốc tỉnh Ibaraki đã ký kết Bản ghi nhớ về việc tăng cường mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.

06/10/2014
Nga Cần Nhập Nhiều Nông Sản Khối Lượng Lớn Nga Cần Nhập Nhiều Nông Sản Khối Lượng Lớn

Để tăng cường công tác thông tin, XTTM và đẩy mạnh XK nông sản, thủy sản, thực phẩm sang Nga, Cục XNK (Bộ Công thương) cùng Cơ quan đại diện LB Nga tại Việt Nam vừa tổng hợp danh sách và công bố nhu cầu NK nông sản, thủy sản và thực phẩm từ Việt Nam.

06/10/2014
Không Nâng Chất Lượng, Cá Ngừ Rất Khó Đi Nhật Không Nâng Chất Lượng, Cá Ngừ Rất Khó Đi Nhật

Để có sự kiện này, lãnh đạo tỉnh Bình Định, ngành chức năng và trực tiếp là Cty BIDIFISCO đã mất nhiều thời gian, công sức, dồn mọi nỗ lực từ việc xúc tiến thương mại đến công tác vận động ngư dân thay đổi kỹ thuật đánh bắt, bảo quản cá ngừ…nhưng kết quả mang lại không như mong đợi.

06/10/2014
Khánh Hòa Nuôi Tôm Trên Ruộng Muối Khánh Hòa Nuôi Tôm Trên Ruộng Muối

Những năm qua, diêm dân ở phường Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) không chỉ độc canh làm muối mà còn luân canh nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng trên ruộng muối khi vụ muối kết thúc…

06/10/2014
Kiên Quyết Ngăn Chặn Buôn Bán Và Chế Biến Tôm Có Tạp Chất Kiên Quyết Ngăn Chặn Buôn Bán Và Chế Biến Tôm Có Tạp Chất

Chiều ngày 3/10, Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau chủ trì làm việc với 3 tỉnh: Bạc Liêu, Kiên Giang và Sóc Trăng để bàn bạc kế hoạch thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất.

06/10/2014