Đạm Cà Mau sẽ cung ứng hơn 250.000 tấn đạm cho vụ Đông Xuân

Vận chuyển urê hạt đục trong kho của nhà máy để chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ.
Sau khi tạm ngừng hoạt động để thực hiện bảo dưỡng tổng thể định kỳ 15 ngày (từ 13-28/8 vừa qua), hiện nay, nhà máy Đạm Cà Mau của công ty đã vận hành với 100% công suất thiết kế, sẵn sàng phục vụ nhu cầu cho nông dân.
Nhà máy Đạm Cà Mau có công suất 800.000 tấn urê/năm, được xây dựng trên diện tích 52ha tại tỉnh Cà Mau, với tổng mức đầu tư hơn 900 triệu USD.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, PVCFC sẽ tiếp tục phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ tiên tiến, hiện đại, cung cấp thêm các giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng như Urê + TE, phân NPK đặc chủng, viên nén tổng hợp.
Có thể bạn quan tâm

Trong tháng 6 năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bạc Liêu thực hiện mô hình nuôi cá chẽm tại 2 hộ là ông Nguyễn Văn Tùng ở ấp Rạch Rắn, xã Long Điền, huyện Đông Hải và ông Trần Vũ Linh ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình. Tổng kinh phí đầu tư cho mô hình quy mô 1ha là hơn 58 triệu đồng.

Tình hình nuôi tôm biển (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) trong vùng quy hoạch ngọt hóa (VQHNH) đã và đang xảy ra. Nếu diện tích này tăng, sẽ gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ vùng nước ngọt trong hệ thống Cống đập Ba Lai (Bến Tre).

Trạm Khuyến nông TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) vừa tổ chức hội thảo về kết quả sản xuất nấm bào ngư. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 3/2013 tại xã Hòa An và Tịnh Thới.

Với lợi thế là dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh, đầu ra ổn định, cây tắc đã được nhiều hộ dân ở xã Tân Thiềng (Chợ Lách - Bến Tre) chọn làm kinh tế gia đình. Trong đó có gia đình nông dân Lê Văn Sớt (56 tuổi), ở ấp Tân Thạnh - xã Tân Thiềng. Gia đình ông Sớt đã trồng tắc hơn 25 năm qua, với hiệu quả cao.

Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết, hiện tại huyện có khoảng 20 tấn quýt hồng rải vụ đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ.