Đảm bảo cung ứng giống

Vụ ĐX 2015-2016, tỉnh Bình Định đối mặt với thời tiết khắc nghiệt.
Để đảm năng suất lúa, Trung tâm Giống cây trồng Bình Định đã phải tính toán để chọn những giống tốt nhất, chịu được hạn để đưa vào cơ cấu.
Vụ này, Bình Định có kế hoạch SX 47.129 ha lúa, trong đó 29.411 ha SX trên chân đất 2 vụ/năm; 17.589 ha SX trên chân đất 3 vụ/năm.
Theo ông Đỗ Tấn Tiên, GĐ Trung tâm Giống cây trồng Bình Định, những giống lúa chủ lực trong cơ cấu trong vụ ĐX 2015-2016 của tỉnh là các giống: ĐV 108, VĐ 8, ĐB 6, VTNA 2, TBR 36, OM 7347, Q5 và các giống bổ sung: Thiên ưu 8, BC 15, Hoa ưu 109, OM 4900, TBR 1, MT 10, TBR 45, TBR 225.
Trên chân ruộng SX 3 vụ lúa/năm sử dụng các giống: ĐV 108, VĐ 8, TBR 36, PC 6, KD 8, OM 7347, Q5 và giống bổ sung: VTNA 2, Thiên ưu 8, OM 6976, Hoa ưu 109, TBR 1, OM 6162, OM 8017.
Các giống lúa lai gồm TH 3-3, TH 3-5, HYT 108, Nhị ưu 838, CT 16, Xuyên Hương 178, Đắc ưu 11, Nhị ưu 838 KBL.
Vụ ĐX 2015-2016, cả tỉnh có nhu cầu khoảng 5.454 tấn lúa giống xác nhận.
Đến nay, Trung tâm Giống cây trồng Bình Định đã chuẩn bị được trên 500 tấn lúa thuần cấp giống nguyên chủng ĐV108, VĐ8, Q5, OM7347, OM4900, M6162… đạt tiêu chuẩn của Bộ NN-PTNT để phục vụ nông dân
Lượng lúa giống nói trên được cung ứng tại cửa hàng của trung tâm ở phường Nhơn Phú (TP Quy Nhơn) và tại các huyện Phù Cát, Hoài Nhơn, Tuy Phước.
Trung tâm đã chuẩn bị được 100 tấn lúa giống đưa về nhập kho, và liên hệ với các Cty giống cây trồng trong nước để mua 400 tấn giống nữa.
Các Cty giống cam kết cung ứng đủ lượng lúa giống theo yêu cầu của trung tâm trong khoảng 3 ngày, sau khi thiên tai, bão lũ xảy ra.
Ngoài ra, các HTXNN cũng đã liên kết với các Cty giống cây trồng trong nước SX hàng ngàn tấn lúa giống cấp 1.
“Lượng lúa giống của các HTXNN trên địa bàn tỉnh SX không những đáp ứng đủ nhu cầu của nông dân trong vụ này, mà còn dư dả cho các tỉnh khác”, ông Tiên cho hay.
Vụ ĐX năm nay Bình Định tục hỗ trợ giá giống lúa lai cho các nông hộ là đồng bào dân tộc thiểu số (hỗ trợ 100% giá giống).
Sở NN-PTNT thông báo và hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố đăng ký số lượng và chủng loại giống lúa lai.
Đến nay, các địa phương đã đăng ký số lượng giống lúa lai là 75,44 tấn để SX 1.676 ha.
Trung tâm Giống cây trồng Bình Định đã liên hệ với các doanh nghiệp SX-KD giống cây trồng trong nước để nắm chắc thông tin về nguồn giống lúa lai, chủng loại, giá và đã thông báo cho chính quyền các địa phương biết.
Trên cơ sở diện tích SX, lượng lúa giống và chủng loại giống của các địa phương đăng ký đã được UBND tỉnh phê duyệt, trung tâm sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết, đảm bảo chuẩn bị đủ nguồn giống lúa lai cho các địa phương trong thời gian sớm nhất.
Đặc biệt, trong những vụ ĐX, Bình Định thường "dính" lũ muộn, nhiều năm vừa xuống giống đã gặp lũ gây thiệt hại về giống.
Do đó, bên cạnh việc SX và cung ứng giống cho các địa phương, trung tâm còn được tỉnh giao nhiệm vụ chuẩn bị 500 tấn lúa giống dự phòng khắc phục thiên tai.
Có thể bạn quan tâm

Thị trường nông sản đang nóng dần lên khi hàng loạt trái cây đang chín rộ. Điểm đáng mừng là sức tiêu thụ mạnh và giá ổn định hơn so với cùng kỳ, mặc dù giá đã có chiều hướng giảm.

Sau 3 năm thực hiện, dự án “Chăn nuôi bò thịt bán chăn thả trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” do kỹ sư Hồ Văn Sơn, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Phụng Hiệp, làm chủ nhiệm đã mang lại nhiều kết quả đáng kể.
Do biến động giá cao su giảm sâu trong thời gian qua nên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam điều chỉnh giảm diện tích trồng mới năm 2015 tại các doanh nghiệp thực hiện dự án tại các tỉnh Tây Bắc, trong đó có tỉnh Điện Biên. Nhưng, dù kế hoạch giao trồng mới giảm nhiều so với những năm trước, doanh nghiệp vẫn gặp không ít khó khăn khi thực hiện.
Có dịp trở lại xã Chà Cang, huyện Nậm Pồ vào những ngày cuối tháng 5, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay từng ngày của mảnh đất trước đây còn gặp nhiều “gian khó”. Phóng tầm mắt dọc hai bên đường những ngôi nhà mới khang trang mọc lên san sát nhau tạo nên khung cảnh trù phú, yên vui.

Liên tiếp phải ngưng sản xuất đến 4 vụ do nắng hạn kéo dài, từ tháng 8 năm 2014 đến nay, do vậy, đối với người dân vùng hạn trong tỉnh Ninh Thuận là phải làm mọi cách để bảo vệ đàn gia súc, nguồn thu nhập chính đối với kinh tế gia đình. Cách hiệu quả nhất lúc này đang được nhiều hộ chăn nuôi bò, dê, cừu áp dụng là tận dụng triệt để phụ phẩm nông nghiệp, kết hợp với trồng bắp, trồng cỏ để tạo nguồn thức ăn xanh cho đàn gia súc.