Đắk Song Thực Hiện Thắng Lợi Nhiệm Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp

Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Đắk Song, vụ đông xuân 2013-2014, tổng diện tích gieo trồng các loại cây trồng ngắn ngày chính trong vụ là 1.165 ha, đạt 101% kế hoạch. Sản lượng lương thực quy thóc trong vụ đạt 1.883 tấn, đạt 115% kế hoạch, tăng 582 tấn so với vụ trước.
Còn vụ hè thu, trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, mùa mưa đến sớm và đều khắp đã tạo điều kiện cho nông dân xuống giống tập trung và đẩy nhanh tiến độ gieo trồng cây các loại nên hoạt động sản xuất khá thuận lợi. Toàn huyện gieo trồng được 9.904 ha, đạt 102% kế hoạch. Đến nay, các loại cây trồng ngắn ngày vụ sản xuất hè thu đang trong giai đoạn thu hoạch, tổng sản lượng lương thực ước đạt 21.657 tấn.
Đáng chú ý là năm nay, 2 loại cây lương thực là ngô và lúa, nông dân đã chú trọng gieo trồng các giống có chất lượng nên năng suất, sản lượng cao hơn những vụ mùa trước. Năm nay, nông dân sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng trung bình (từ 95 đến 115 ngày) và năng suất cao như Nhị ưu 838, D-Ưu 838, IR 64..., trong đó giống lúa lai Nhị ưu 838, D-Ưu 838 chiếm tới 80% diện tích. Năng suất lúa 5,8 tấn/ha, tăng 0,6 tấn/ha so với vụ đông xuân năm trước.
Cây ngô cũng đem lại sản lượng cao. Sản lượng ngô hạt cả 2 vụ đông xuân và hè thu ước đạt 20.730 tấn. Diện tích khoai lang cả 2 vụ đông xuân và hè thu ước thực hiện được 3.100 ha, năng suất đạt khoảng 12,4 tấn/ha.
Năng suất bí đỏ vụ hè thu đạt tầm 11,2 tấn/ha. Rau các loại gieo trồng trong 2 vụ khoảng 620 ha, năng suất đạt 12 tấn/ha. Trong vụ hè thu này, đa số các loại cây trồng đảm bảo kế hoạch hoặc tăng, chỉ có một số ít diện tích giảm như đậu lạc, gừng, sắn.
Năm 2014, diện tích các loại cây công nghiệp trồng mới là 1.493 ha, đạt 127% kế hoạch, nâng tổng diện tích lên 33.756 ha. Giá các mặt hàng cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu từ đầu năm đến nay ở mức cao và ổn định nên nông dân tập trung đầu tư chăm sóc.
Theo UBND huyện, nhìn chung, so với các vụ sản xuất của năm trước thì năm nay, diện tích nhiều loại cây trồng của địa phương tăng lên, năng suất, sản lượng cũng cao hơn nhiều.
Bên cạnh yếu tố thời tiết thuận lợi thì năm nay, vào thời điểm trước thời vụ gieo trồng, các cơ quan chức năng của huyện cùng với chính quyền cơ sở đã tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống và canh tác cho nông dân nên đã mang lại hiệu quả thiết thực. Đối với các hộ nghèo, huyện đã hỗ trợ về giống cây trồng kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 423ha mặt nước nuôi cá tra thâm canh, trong đó đang thả nuôi là 278,5ha, giảm 9,7% (30ha) so năm 2012. Giá cá tra nguyên liệu hiện từ 21.000 - 23.500 đ/kg nhưng giá thành sản xuất lên khoảng 23.000 - 24.000 đ/kg nên người nuôi tiếp tục theo lỗ.

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2014, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ nâng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 800.000 ha mặt nước, tăng 5.000 ha so năm 2013. Nhờ vậy, sản lượng thủy sản ở khu vực này sẽ đạt 2,4 triệu tấn, tăng hơn 400.000 tấn.

Có dịp đến thăm mô hình chăn nuôi bò thịt của ông Đinh Văn Khoa ở xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội), chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước một cơ ngơi chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, tiềm lực lớn.

Thời gian qua, xã Phú Thuận B (huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao giúp nhiều nông dân thoát nghèo và làm giàu chính đáng như: mô hình nuôi cá lóc, nuôi bò, nuôi thỏ kết hợp nuôi cá... đặc biệt mô hình nuôi nai của ông Nguyễn Thành Nam cho lợi nhuận 40 - 50 triệu đồng từ bán nhung và nai giống.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm mới có giá trị tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là ở thành phố du lịch như Hạ Long.