Đắk Song, Nông Dân Đã Tạo Giống Khoai Lang Nhật Bản Bằng Phương Pháp Cấy Mô

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, để giúp người nông dân có giống khoai lang Nhật Bản (KLNB) đạt chất lượng, các ngành chức năng đã hỗ trợ một số hộ triển khai sản xuất giống thuần chủng bằng phương pháp cấy mô. Gia đình anh Bùi Văn Đạt, trú ở thôn Thuận Hải, xã Thuận Hạnh (Đắk Song) đã ứng dụng thành công phương pháp này.
Theo đó, năm 2012, được sự hỗ trợ kỹ thuật của các cơ quan chức năng, anh Đạt đã lấy mẫu KLNB rồi cấy mô và nuôi trong phòng có điều hòa về nhiệt độ, ánh sáng, lượng nước. Sau khi các mẫu KLNB có cấy mô nảy mầm thì trồng ra ngoài môi trường tự nhiên 45 ngày; tiếp đó chuyển ra trồng đại trà và kết quả là đạt năng suất khoảng từ 12-14 tấn/ha, với chất lượng tốt không bị sùng, hà xâm hại, tỷ lệ khoai loại 1 đạt từ 60-70,8%. Từ đó, gia đình anh Đạt đã tiến hành sản xuất giống KLNB bằng phương pháp cấy mô để cung cấp cho nông dân trên địa bàn cũng như nhiều địa phương khác.
Theo chị Nguyễn Thị Hiên, trú tại thôn 7, xã Thuận Hà (Đắk Song) thì vụ mùa vừa qua, gia đình chị đã mua giống KLNB của anh Đạt để trồng trên 2 ha và đến cuối vụ thì thu hoạch được gần 26 tấn củ (trong đó có khoảng 19 tấn khoai loại 1), cả năng suất, chất lượng đều đạt gấp khoảng 2,5 lần so với trước đây.
Tương tự, gia đình ông Phan Văn Cẩn, trú tại thôn Hà Nam Ninh, xã Đắk Môl (Đắk Song), cũng đã mua giống KLNB của anh Đạt để trồng và cũng đạt năng suất khoảng 13 tấn/ha. Hiện nay, ông Cẩn đang học tập phương pháp tạo giống KLNB bằng cấy mô và nếu thành công thì gia đình ông sẽ mở rộng thêm diện tích trồng khoai lang…
Cũng theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, vụ mùa vừa qua, có khoảng 400 ha KLNB do người dân trồng bằng loại giống được tạo bởi phương pháp cấy mô và đều cho năng suất, chất lượng rất cao.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Trà Vinh phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán xây dựng công trình Trung tâm sản xuất giống thủy - hải sản tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 1), tọa lạc tại ấp Nhà Mát, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.

Ngồi trong căn chòi lá được dựng lên giữa đầm Thị Tường để trông giữ bãi sò rộng đến 15 ha mặt nước, anh Trần Văn Sal, 47 tuổi (ngụ ấp Tân Lợi, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) nhớ lại cơ duyên đưa anh đến với nghề nuôi sò huyết cách đây 5 năm. Với vốn đầu tư sò giống cho 15 ha mặt nước trên đầm khoảng 800 triệu đồng, một mình không đủ khả năng, anh Sal rủ thêm 2 người bà con cùng làm.

Dự án đầu tư xây dựng vùng nuôi cá Rô phi theo hướng công nghiệp tập trung năm 2015 do Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản làm chủ đầu tư với tổng diện tích là 16ha, thực hiện trên 4 tiểu vùng: tại huyện Tiên Yên2 tiểu vùng với 8ha;

Trung tâm Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNN) là địa chỉ tin cậy và đi đầu trong kiểm định, nuôi khảo nghiệm giống mới và sản xuất cung ứng giống đảm bảo về chất lượng...

XK tôm Việt Nam trong 10 tháng đầu năm nay vẫn theo xu hướng giảm do khó khăn từ các thị trường NK chính, giá XK giảm và cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhà cung cấp đối thủ.