Đắk Song, Nông Dân Đã Tạo Giống Khoai Lang Nhật Bản Bằng Phương Pháp Cấy Mô

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, để giúp người nông dân có giống khoai lang Nhật Bản (KLNB) đạt chất lượng, các ngành chức năng đã hỗ trợ một số hộ triển khai sản xuất giống thuần chủng bằng phương pháp cấy mô. Gia đình anh Bùi Văn Đạt, trú ở thôn Thuận Hải, xã Thuận Hạnh (Đắk Song) đã ứng dụng thành công phương pháp này.
Theo đó, năm 2012, được sự hỗ trợ kỹ thuật của các cơ quan chức năng, anh Đạt đã lấy mẫu KLNB rồi cấy mô và nuôi trong phòng có điều hòa về nhiệt độ, ánh sáng, lượng nước. Sau khi các mẫu KLNB có cấy mô nảy mầm thì trồng ra ngoài môi trường tự nhiên 45 ngày; tiếp đó chuyển ra trồng đại trà và kết quả là đạt năng suất khoảng từ 12-14 tấn/ha, với chất lượng tốt không bị sùng, hà xâm hại, tỷ lệ khoai loại 1 đạt từ 60-70,8%. Từ đó, gia đình anh Đạt đã tiến hành sản xuất giống KLNB bằng phương pháp cấy mô để cung cấp cho nông dân trên địa bàn cũng như nhiều địa phương khác.
Theo chị Nguyễn Thị Hiên, trú tại thôn 7, xã Thuận Hà (Đắk Song) thì vụ mùa vừa qua, gia đình chị đã mua giống KLNB của anh Đạt để trồng trên 2 ha và đến cuối vụ thì thu hoạch được gần 26 tấn củ (trong đó có khoảng 19 tấn khoai loại 1), cả năng suất, chất lượng đều đạt gấp khoảng 2,5 lần so với trước đây.
Tương tự, gia đình ông Phan Văn Cẩn, trú tại thôn Hà Nam Ninh, xã Đắk Môl (Đắk Song), cũng đã mua giống KLNB của anh Đạt để trồng và cũng đạt năng suất khoảng 13 tấn/ha. Hiện nay, ông Cẩn đang học tập phương pháp tạo giống KLNB bằng cấy mô và nếu thành công thì gia đình ông sẽ mở rộng thêm diện tích trồng khoai lang…
Cũng theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, vụ mùa vừa qua, có khoảng 400 ha KLNB do người dân trồng bằng loại giống được tạo bởi phương pháp cấy mô và đều cho năng suất, chất lượng rất cao.
Có thể bạn quan tâm

Bà Từ Thị Tuyết Nhung– Trưởng Ban điều phối hệ thống đảm bảo có sự tham gia sản xuất hữu cơ – Hiệp hội Hữu cơ Việt Nam cho biết, để sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) cần đáp ứng 4 điều kiện chính:

Tích tụ đất núi rừng để lập trang trại, rồi mạnh dạn vay vốn đầu tư, áp dụng phương án sản xuất nông nghiệp hiệu quả... Với cách thức này, nhiều nông dân (ND) miền núi Phú Yên, Bình Định đã trở thành ông chủ đầy nội lực, những tỷ phú “chân giày”…

ới việc sáng tạo máy máy ép bún số 8 điều khiển hoạt động bằng mắt quang học, anh Huỳnh Nguyễn Ngọc Thanh đã giúp những hộ làm bún số 8 ở địa phương giảm được chi phí nhân công, hiệu quả trong công việc.

Chỉ chuyên tâm có mỗi nghề ấp trứng, bằng những kỹ thuật rất riêng, chị Ngô Thị Tuyến, ở thôn Đại Vĩ, Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội đã trở thành “bà chủ” gà giống thực sự khi cung cấp giống cho khắp các tỉnh thành trong cả nước, với doanh thu mỗi năm từ 5-6 tỷ đồng.

Trao đổi với Dân Việt, TS Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội NNPTNT Việt Nam cho rằng, sản xuất thực phẩm hữu cơ (TPHC) đang là xu hướng thời thượng.