Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đắk Song, Nông Dân Đã Tạo Giống Khoai Lang Nhật Bản Bằng Phương Pháp Cấy Mô

Đắk Song, Nông Dân Đã Tạo Giống Khoai Lang Nhật Bản Bằng Phương Pháp Cấy Mô
Ngày đăng: 27/02/2014

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, để giúp người nông dân có giống khoai lang Nhật Bản (KLNB) đạt chất lượng, các ngành chức năng đã hỗ trợ một số hộ triển khai sản xuất giống thuần chủng bằng phương pháp cấy mô. Gia đình anh Bùi Văn Đạt, trú ở thôn Thuận Hải, xã Thuận Hạnh (Đắk Song) đã ứng dụng thành công phương pháp này.

Theo đó, năm 2012, được sự hỗ trợ kỹ thuật của các cơ quan chức năng, anh Đạt đã lấy mẫu KLNB rồi cấy mô và nuôi trong phòng có điều hòa về nhiệt độ, ánh sáng, lượng nước. Sau khi các mẫu KLNB có cấy mô nảy mầm thì trồng ra ngoài môi trường tự nhiên 45 ngày; tiếp đó chuyển ra trồng đại trà và kết quả là đạt năng suất khoảng từ 12-14 tấn/ha, với chất lượng tốt không bị sùng, hà xâm hại, tỷ lệ khoai loại 1 đạt từ 60-70,8%. Từ đó, gia đình anh Đạt đã tiến hành sản xuất giống KLNB bằng phương pháp cấy mô để cung cấp cho nông dân trên địa bàn cũng như nhiều địa phương khác.

Theo chị Nguyễn Thị Hiên, trú tại thôn 7, xã Thuận Hà (Đắk Song) thì vụ mùa vừa qua, gia đình chị đã mua giống KLNB của anh Đạt để trồng trên 2 ha và đến cuối vụ thì thu hoạch được gần 26 tấn củ (trong đó có khoảng 19 tấn khoai loại 1), cả năng suất, chất lượng đều đạt gấp khoảng 2,5 lần so với trước đây.

Tương tự, gia đình ông Phan Văn Cẩn, trú tại thôn Hà Nam Ninh, xã Đắk Môl (Đắk Song), cũng đã mua giống KLNB của anh Đạt để trồng và cũng đạt năng suất khoảng 13 tấn/ha. Hiện nay, ông Cẩn đang học tập phương pháp tạo giống KLNB bằng cấy mô và nếu thành công thì gia đình ông sẽ mở rộng thêm diện tích trồng khoai lang…

Cũng theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, vụ mùa vừa qua, có khoảng 400 ha KLNB do người dân trồng bằng loại giống được tạo bởi phương pháp cấy mô và đều cho năng suất, chất lượng rất cao.


Có thể bạn quan tâm

Huyện Thiệu Hóa Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Theo Hướng Bền Vững Huyện Thiệu Hóa Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Theo Hướng Bền Vững

Những năm gần đây, huyện Thiệu Hóa quan tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế nhằm nâng cao giá trị trên từng đơn vị diện tích. Đồng thời, chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan, các xã, thị trấn tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu; tạo việc làm và thu nhập ngày càng tăng cho người lao động.

31/10/2014
Kiểm Lâm Thanh Hóa Hoàn Thành Kế Hoạch Trồng Rừng 147 Kiểm Lâm Thanh Hóa Hoàn Thành Kế Hoạch Trồng Rừng 147

Năm 2014, Kiểm lâm Thanh Hóa được UBND tỉnh giao kế hoạch trồng mới 2.525 ha rừng theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Để hoàn thành sớm kế hoạch được giao, ngay từ đầu năm, 10 hạt kiểm lâm cấp huyện đã chủ động tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia trồng rừng.

31/10/2014
Thanh Tra, Kiểm Tra 361 Tổ Chức, Cá Nhân Kinh Doanh Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Thanh Tra, Kiểm Tra 361 Tổ Chức, Cá Nhân Kinh Doanh Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Trong 10 tháng năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh đã tổ chức 6 đợt thanh tra, kiểm tra đối với 361 tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc BVTV về điều kiện an toàn lao động, nhãn mác, chất lượng thuốc; việc thực hiện các quy định của pháp luật trong kinh doanh, buôn bán và sử dụng thuốc; lấy mẫu thuốc kiểm tra nhãn mác, chất lượng thuốc...

31/10/2014
10 Tháng, Giá Trị Hàng Hóa Xuất Khẩu Đạt Hơn 912 Triệu USD 10 Tháng, Giá Trị Hàng Hóa Xuất Khẩu Đạt Hơn 912 Triệu USD

Như vậy, xuất khẩu 10 tháng năm 2014 tăng khá so với cùng kỳ, do một số mặt hàng truyền thống tăng, như: xuất khẩu ớt muối tăng 15,8%, đặc biệt là chả cá surimi tăng gấp 2 lần, tăm hồ tinh bột cứng tăng 9,3%, ba lô du lịch tăng 56,7%, bóng đá tăng 15,5%, hàng may mặc tăng 22,2, giày tăng 38,79%, đá ốp lát tăng 4,9%...

31/10/2014
Thị Xã Sầm Sơn Hơn 500 Lao Động Có Việc Làm Nhờ Phát Triển Làng Nghề Vỏ Ốc Thị Xã Sầm Sơn Hơn 500 Lao Động Có Việc Làm Nhờ Phát Triển Làng Nghề Vỏ Ốc

Đến nay, làng nghề truyền thống sản xuất vỏ ốc đang có những bước phát triển mới, góp phần tạo việc làm cho hơn 500 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân từ 2,5 đến 4 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu bình quân hàng năm của mỗi cơ sở, làng nghề đạt từ 40 - 60 triệu đồng.

31/10/2014