Đắk Song, Nông Dân Đã Tạo Giống Khoai Lang Nhật Bản Bằng Phương Pháp Cấy Mô

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, để giúp người nông dân có giống khoai lang Nhật Bản (KLNB) đạt chất lượng, các ngành chức năng đã hỗ trợ một số hộ triển khai sản xuất giống thuần chủng bằng phương pháp cấy mô. Gia đình anh Bùi Văn Đạt, trú ở thôn Thuận Hải, xã Thuận Hạnh (Đắk Song) đã ứng dụng thành công phương pháp này.
Theo đó, năm 2012, được sự hỗ trợ kỹ thuật của các cơ quan chức năng, anh Đạt đã lấy mẫu KLNB rồi cấy mô và nuôi trong phòng có điều hòa về nhiệt độ, ánh sáng, lượng nước. Sau khi các mẫu KLNB có cấy mô nảy mầm thì trồng ra ngoài môi trường tự nhiên 45 ngày; tiếp đó chuyển ra trồng đại trà và kết quả là đạt năng suất khoảng từ 12-14 tấn/ha, với chất lượng tốt không bị sùng, hà xâm hại, tỷ lệ khoai loại 1 đạt từ 60-70,8%. Từ đó, gia đình anh Đạt đã tiến hành sản xuất giống KLNB bằng phương pháp cấy mô để cung cấp cho nông dân trên địa bàn cũng như nhiều địa phương khác.
Theo chị Nguyễn Thị Hiên, trú tại thôn 7, xã Thuận Hà (Đắk Song) thì vụ mùa vừa qua, gia đình chị đã mua giống KLNB của anh Đạt để trồng trên 2 ha và đến cuối vụ thì thu hoạch được gần 26 tấn củ (trong đó có khoảng 19 tấn khoai loại 1), cả năng suất, chất lượng đều đạt gấp khoảng 2,5 lần so với trước đây.
Tương tự, gia đình ông Phan Văn Cẩn, trú tại thôn Hà Nam Ninh, xã Đắk Môl (Đắk Song), cũng đã mua giống KLNB của anh Đạt để trồng và cũng đạt năng suất khoảng 13 tấn/ha. Hiện nay, ông Cẩn đang học tập phương pháp tạo giống KLNB bằng cấy mô và nếu thành công thì gia đình ông sẽ mở rộng thêm diện tích trồng khoai lang…
Cũng theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, vụ mùa vừa qua, có khoảng 400 ha KLNB do người dân trồng bằng loại giống được tạo bởi phương pháp cấy mô và đều cho năng suất, chất lượng rất cao.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Thanh Tùng ngụ ấp Trung Bình 2, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn cho biết: Gia đình ông chủ yếu là sản xuất lúa, nhưng do lúa thời gian gần đây xảy ra dịch bệnh nhiều, ảnh hưởng của thời tiết nên năng suất lúa thường đạt thấp, giá cả lại bấp bên nên ông muốn tìm mô hình mới đưa vào sản xuất để góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.

UBND huyện hỗ trợ 50 nghìn đồng/sào để tập huấn quy trình kỹ thuật chăm sóc và mua giống. Diện tích dưa sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất ước đạt 1 tấn/sào. Công ty Xuất nhập khẩu nông sản Hải Dương ký kết bao tiêu sản phẩm với giá 6,5 nghìn đồng/kg, trừ chi phí nông dân ước thu lãi gần 150 triệu đồng/ha/vụ.

Được biết, mô hình này triển khai 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, bắt đầu trồng từ tháng 10.2014, với số lượng 2.000 cây, trên diện tích 0,5ha; giai đoạn 2 sẽ trồng tiếp 0,5 ha trong năm 2015. Sau khi trồng thí điểm thành công, Ban Quản lý rừng phòng hộ sẽ tiến hành chuyển giao kỹ thuật, mở rộng diện tích giúp người dân phát triển kinh tế gia đình và tham gia bảo vệ rừng.

Với khoảng thời gian hơn 10 năm, cây chè Shan tuyết khẳng định ưu thế trên vùng đất Huồi Tụ và Mường Lống của huyện biên giới Kỳ sơn. Sản phẩm chè Shan tuyết ở Nghệ An đã được người tiêu dùng biết đến. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, cần tăng cường công tác chế biến và quảng bá cho thương hiệu vươn xa hơn…

Hiện tại, bà con vùng màu của huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đang vào mùa thu hoạch rộ khoai môn và củ kiệu. Theo phản ánh của bà con nông dân, do năm nay thời tiết không thuận lợi nên năng suất của kiệu và khoai môn giảm trung bình từ 20 – 30% so với cùng kỳ năm trước.