Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đắk Rlấp Tái Canh Cây Cà Phê Đạt Kết Quả

Đắk Rlấp Tái Canh Cây Cà Phê Đạt Kết Quả
Ngày đăng: 30/10/2014

Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Đắk R’lấp thì hiện nay, toàn huyện có gần 16.500 ha cà phê; trong đó, có gần 30% diện tích vườn cây trồng bằng giống kém chất lượng, suy giảm năng suất và nhiều vườn cây già cỗi, cần phải chuyển đổi dần để tái canh hàng năm.

Trong 3 năm qua, huyện đã triển khai tái canh được trên 500 ha. Để triển khai hiệu quả chương trình, huyện đã tích cực chuyển giao kỹ thuật xử lý đất, hướng dẫn người dân biện pháp chăm sóc, phòng trừ nấm bệnh nên đã giúp người dân thực hiện tái canh đạt kết quả nhất định.

Gia đình ông Nguyễn Văn Minh ở tổ dân phố 1, thị trấn Kiến Đức có gần 2 ha cà phê. Những năm trước đây, do nguồn giống còn hạn chế, cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng chưa đảm bảo nên năng suất cà phê rất kém. Năm 2012, được Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện giúp đỡ về giống, kỹ thuật, gia đình ông đã bắt tay vào thực hiện tái canh diện tích cà phê.

Ông Minh cho biết: “Sau khi chặt bỏ vườn cây cà phê già cỗi, tôi được hướng dẫn các biện pháp xử lý đất, nhặt hết rễ của những cây cà phê cũ. Sau một thời gian trồng hoa màu để loại bỏ hết các loại tuyến trùng gây bệnh, tôi mới chuyển sang trồng cà phê. Bên cạnh các biện pháp kỹ thuật, tôi được hỗ trợ giống cà phê chất lượng, kháng bệnh để trồng.

Đến nay, vườn cà phê của gia đình tôi bước vào giai đoạn kinh doanh. Nhìn chung, so với giống cũ trước đây thì với giống cà phê TR4 do huyện cấp có ưu điểm vượt trội như phát triển cành đều, khỏe, tỷ lệ đậu quả cao… nên năng suất chắc chắn cao hơn rất nhiều”.

Còn ông Lê Nam Á ở tổ dân phố 2, thị trấn Kiến Đức cũng thực hiện tái canh vườn cà phê trên 1,2 ha vào mùa mưa năm 2014. Để vườn cây đạt kết quả, ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, ông còn trồng xen cây họ đậu để tạo thêm thu nhập, vừa tăng độ phì nhiêu cho đất.

Để nắm bắt thực tế việc tái canh cà phê ở các gia đình, Phòng Nông nghiệp - PTNT, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện đã tiến hành kiểm tra trực tiếp tình hình trồng, chăm sóc cà phê tại 75 hộ, với 23.584 cây cà phê được cấp từ năm 2012 đến nay.

Qua kiểm tra, giống cà phê được cấp về cho các hộ nông dân tái canh đều phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 95%. Trước hiện tượng một số loại bệnh bệnh cháy lá, đốm mắt cua, các cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông đã hướng dẫn bà con phun thuốc trị bệnh và chăm sóc đúng quy trình, đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Ngoài ra, nhiều hộ nông dân trong huyện còn áp dụng cải tạo những cây cà phê già cỗi năng suất thấp, cây cà phê bị bệnh rỉ sắt bằng phương pháp ghép chồi được lấy từ những cây cà phê có những đặc tính ưu việt với năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, ít bị sâu bệnh được Viện Khoa học Kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên chuyển giao.

Cũng theo Phòng Nông nghiệp - PTNT thì trong những năm tới, huyện sẽ tiếp tục cấp giống cà phê cho nông dân để thực hiện trồng tái canh mỗi năm từ 80-100 ha, mục tiêu đến năm 2015 sẽ tái canh được trên 2.500 ha. Ngành Nông nghiệp huyện cũng sử dụng các giống cà phê đã qua chọn lọc có chất lượng cao như TR4, TR5, TR6 thay thế dần cho những giống cũ, đồng thời áp dụng kỹ thuật sản xuất tiến bộ và thâm canh hợp lý để nâng cao năng suất, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập cho nông dân.

Có thể nói, việc thực hiện kiểm tra đánh giá tổng thể, định kỳ chương trình tái canh cây cà phê đã mang lại hiệu quả cho người dân trên địa bàn huyện, từ đó sẽ giúp tăng được năng suất cũng như sản lượng cà phê và nâng cao thu nhập cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Cá Tra Nguyên Liệu Thiếu Hụt Trầm Trọng Cá Tra Nguyên Liệu Thiếu Hụt Trầm Trọng

Trong khi thị trường xuất khẩu cá tra sôi động trở lại, nhưng hai tỉnh đầu nguồn là Đồng Tháp và An Giang lại đang bị ngập lũ khiến cho nguồn cung cá tra nguyên liệu lại càng thiếu hụt nghiêm trọng

31/10/2011
Tôm Bệnh Do Quản Lý Tôm Bệnh Do Quản Lý

Các địa phương có diện tích tôm nuôi bị thiệt hại đều rất bức xúc trước tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nuôi tôm, nhiều người nói thẳng đó là hành vi “đổ chất độc vào ao tôm”. Hậu quả nghiêm trọng chẳng những gây thiệt hại lớn cho tôm nuôi, làm thiệt hại ngành thủy sản mà còn gây ra nhiều rủi ro cho môi trường sinh thái

08/11/2011
Méo Mặt Vì Mưa Trái Mùa Méo Mặt Vì Mưa Trái Mùa

Những cơn mưa trái mùa liên tục đổ xuống đúng thời điểm ĐBSCL thu hoạch rộ lúa ĐX, nông dân phải chạy đôn chạy đáo tìm thợ gặt vì không thể cắt bằng máy.

28/03/2012
Tôm Hùm Chết Do Hàm Lượng Oxy Hòa Tan Thấp Tôm Hùm Chết Do Hàm Lượng Oxy Hòa Tan Thấp

Kết quả các mẫu nước cho thấy, độ mặn tại vùng nuôi dao động trong khoảng 32-34‰, trong ngưỡng cho phép đối với nước nuôi trồng thủy sản. Riêng mẫu nước gần bờ thu tại Vũng Mắm có độ mặn thấp hơn so với các mẫu khác, chỉ 27‰

09/12/2011
Cú Hích Cho Ngành Ca Cao Việt Nam Cú Hích Cho Ngành Ca Cao Việt Nam

Chính phủ Hà Lan và các nhà tài trợ nước này vừa ký kết với Bộ NN-PTNT “Dự án hợp tác công tư tăng cường phát triển ca cao bền vững tại VN” trị giá gần 1,4 triệu EURO. Đây là dự án tài trợ lớn, tạo cú hích cho ngành cao cao VN phát triển.

29/03/2012