Đài Loan công nhận chè oolong Lâm Đồng đạt chuẩn

Ngày 15-7, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết phía khách hàng và chính quyền Đài Loan, nơi tiêu thụ tới 95% sản lượng chè oolong của Lâm Đồng, vừa thông báo 100% mẫu loại chè oolong xuất vào Đài Loan đều đạt tiêu chuẩn chất lượng trong đợt kiểm tra gần đây.
Phía Đài Loan lấy tất cả 148 mẫu (lấy ngẫu nhiên từ 968 tấn chè) của 40 công ty sản xuất, chế biến chè oolong tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng để phân tích lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Kết quả không có mẫu nào có dư hoạt chất BVTV vượt ngưỡng quy định.
Trước đó, vào cuối tháng 4-2015, cơ quan quản lý Đài Loan cảnh báo chè nhập khẩu từ Việt Nam có lượng tồn dư thuốc BVTV vượt ngưỡng quy định, 22 lô chè (khoảng 80 tấn) đã bị các đối tác Đài Loan trả lại Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, ở Bạc Liêu, mô hình luân canh tôm - lúa được nông dân các vùng chuyển đổi của tỉnh như Phước Long, Hồng Dân... áp dụng rất thành công. Mô hình này được khẳng định là hướng sản xuất bền vững, góp phần làm ổn định sinh thái đồng ruộng, cải thiện thu nhập cho nông dân.

Hiện rải rác ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long... cá tai tượng nuôi đang gặp phải dịch bệnh chết hàng loạt. Quan sát thực tế cho thấy đa số cá trước khi chết thường bơi lờ đờ trên mặt nước, có những đốm loét ở miệng, mang và đuôi, bụng trướng nước, mật sưng to

Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Vân Đồn (Quảng Ninh) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn cũng như các hộ dân. Việc nuôi trồng này huyện đang tập trung vào những đối tượng nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao, ứng dụng công nghệ nuôi an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần nâng cao thu nhập, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, gắn nuôi trồng với phát triển du lịch sinh thái biển đảo.

Trước tình trạng hàng loạt mặt hàng nông sản, thủy sản đồng loạt rớt giá, ngành nông nghiệp đang cùng với các bộ, ngành và các địa phương tập trung lo giải quyết vấn đề thị trường

Trong những năm gần đây, Tân Thắng (Bình Thuận) được biết đến là địa bàn nuôi dông với quy mô và số lượng trại lớn nhất huyện Hàm Tân. Bên cạnh mô hình nuôi dông, hiện nay, tại Tân Thắng đang xuất hiện một mô hình mới nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã do anh Đinh Hoàng Tâm ở thôn Phò Trì làm chủ.