Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đại hội Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận

Đại hội Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận
Ngày đăng: 10/08/2015

Theo báo cáo tại Đại hội, sản lượng tôm giống các doanh nghiệp hội viên cung cấp cho thị trường là hơn 20 tỷ con/năm, chiếm gần 80% sản lượng tôm giống của tỉnh Bình Thuận. Thị trường tiêu thụ khắp các tỉnh trong cả nước và được người nuôi đánh giá cao về chất lượng.

Trong 5 năm qua, Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có những đóng góp sát thực giúp các cơ quan quản lý nhà nước đề ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh tôm giống. Vai trò của Hiệp hội ngày càng được thể hiện rõ nét, đặc biệt là trong vai trò của một tổ chức đại diện cho những người sản xuất tôm giống, đóng góp những ý kiến để góp phần đưa ngành tôm phát triển bền vững.

Bên cạnh việc đánh giá những hoạt động trong nhiệm kỳ vừa qua, Đại hội còn tập trung thảo luận, đề ra nhiệm vụ trong thời gian tới, với các nội dung chính như: Tiếp tục đẩy mạnh giải quyết bất cập đưa tôm giống Bình Thuận phát triển theo hướng công nghệ cao, hiệu quả và bền vững. Theo đó, Hiệp hội sẽ kiến nghị mạnh mẽ tới cơ quan quản lý nhà nước nhằm có giải pháp bảo vệ uy tín thương hiệu “Tôm giống Bình Thuận”. Bên cạnh đó, Hiệp hội tôm Bình Thuận quan tâm vấn đề kiểm soát môi trường, dự báo mùa vụ, kiểm soát giá cả thức ăn, thuốc thú y, thuỷ sản đặc biệt là nguy cơ ô nhiễm môi trường tiềm ẩn từ Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân để có những cảnh báo kịp thời giảm thiểu rủi ro.

Đại diện UBND tỉnh Bình Thuận cũng cho biết địa phương hiện đang triển khai nhanh việc lập quy hoạch vùng nuôi tôm giống. Quy hoạch sẽ giải quyết dứt điểm việc chồng lấn giữa quy hoạch nuôi tôm giống và quy hoạch phát triển du lịch để tạo điều kiện khai thác tốt nhất 2 ngành nhiều tiềm năng này. Dự kiến cuối năm 2015 tỉnh sẽ hoàn thành quy hoạch này.

Ngoài ra, Hiệp hội cũng dự kiến sẽ thành lập “Quỹ Phát triển tôm giống Bình Thuận” với mục tiêu hỗ trợ các hội viên vay vốn đầu tư mở rộng quy mô, duy trì hoạt động ổn định và đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Đại hội bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ II, gồm 9 người. Ông Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội.

Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận được thành lập năm 2011 (BinhthuanShrimpHatcheryAssociation) có tổng số 43 doanh nghiệp hội viên, chiếm khoảng 80% cơ sở sản xuất tôm giống trong tỉnh Bình Thuận. Là tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tôm giống hoặc có liên quan đến lĩnh vực tôm giống, Hiệp hội hoạt động với mục đích phối hợp, liên kết hoạt động của các doanh nghiệp, công ty sản xuất tôm giống; đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau nâng cao chất lượng, giá trị của sản phẩm tôm giống, tạo dựng thương hiệu tôm giống chất lượng cao Bình Thuận; ngăn ngừa dịch bệnh, bảo vệ môi trường; đại diện và bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của các Hội viên, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.


Có thể bạn quan tâm

Triển Khai Gói Lãi Suất Cho Vay Ưu Đãi Hỗ Trợ Thu Mua, Chế Biến Cà Phê Ở Hướng Hóa Triển Khai Gói Lãi Suất Cho Vay Ưu Đãi Hỗ Trợ Thu Mua, Chế Biến Cà Phê Ở Hướng Hóa

Năm nay, không chỉ nông dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) phấn khởi vì giá cà phê tăng hơn năm trước mà các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến cà phê nơi đây cũng rất vui khi được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo- PTNT) huyện tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn với lãi suất thấp.

15/11/2014
Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Vật Nuôi Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Vật Nuôi

Những tháng cuối năm, nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của các loại gia súc, gia cầm yếu; đây cũng là thời điểm hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra sôi động nên dịch bệnh rất dễ xảy ra. Vì vậy, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các hộ chăn nuôi trên địa bàn T.P Thái Nguyên cũng đang tích cực thực hiện các biện pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh và đói rét cho đàn vật nuôi.

15/11/2014
Mô Hình Phát Triển Lâm Nghiệp Bền Vững Tại Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Lang Chánh Mô Hình Phát Triển Lâm Nghiệp Bền Vững Tại Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Lang Chánh

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới các nông lâm trường, từ năm 2006, Lâm trường Lang Chánh được chuyển thành Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Lang Chánh (gọi tắt là BQL) với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất, kinh doanh trên diện tích 8.850,08 ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó có 3.936,838 ha rừng sản xuất, còn lại là rừng phòng hộ).

15/11/2014
Hiệu Quả Từ Xã Hội Hóa Nghề Rừng Hiệu Quả Từ Xã Hội Hóa Nghề Rừng

Tỉnh ta xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ lực ở 11 huyện miền núi. Từ Nghị định 02 về giao đất, giao rừng đến các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng sản xuất 661, 147, rừng gỗ lớn... đã cho thấy bước chuyển mạnh mẽ của nghề rừng ở xứ Thanh.

15/11/2014
Huyện Thường Xuân Cải Tạo Hơn 60 Ha Vườn Tạp Huyện Thường Xuân Cải Tạo Hơn 60 Ha Vườn Tạp

Đặc biệt, mô hình cải tạo vườn tạp trồng cam, chanh và cây mắc ca, quy mô 4,2 ha tại 2 thôn Hang Cáu và Quạn (xã Vạn Xuân), với 65 hộ dân tham gia đã hoàn thành. Có 933 hộ dân ở các xã tham gia chương trình cải tạo vườn tạp. Khi tham gia, các hộ dân đã được cán bộ khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng tại vườn nhà.

15/11/2014