Đặc sản hồng Đà Lạt giá 2.000 đồng/kg, về Hà Nội tăng hơn 20 lần

Là đặc sản nổi tiếng tại Đà Lạt, thu hoạch rộ từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 12 hàng năm, hồng giòn tiếp tục lâm vào cảnh mất giá trong vụ 2015.
Giá thu mua tại vườn hiện chỉ còn 2.000-3000 đồng một kg, giảm mạnh so với mức 10.000 đồng đầu vụ và chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi người dân Đà Lạt phải bán vội hồng với giá thấp thì người tiêu dùng tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vẫn phải mua với giá tương đối cao.
Giá hồng giòn, hồng trứng được rao bán tại chợ ở Hà Nội như Văn Khê (Hà Đông), Thành Công (quận Ba Đình), Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) dao động từ 15.000 đồng đến 35.000 đồng/kg.
Riêng các cửa hàng online, giá thậm chí còn cao hơn, 25.000-55.0000 đồng, khiến mức chênh lệch cao nhất lên tới gần 30 lần so với giá gốc.
Hồng giòn Đà Lạt đầu vụ được rao trên một số trang bán hàng online tại Hà Nội lên tới 55.000 đồng một kg, gấp gần 30 lần so với giá gốc mua tại vườn.
Chị Trần Ngọc, chủ một cửa hàng chuyên cung cấp hoa quả Đà Lạt tại Hà Nội, đang bán hồng giòn với giá 25.000 đồng/kg.
Chị cho biết giá nhập tại nguồn là 20.000 đồng, thêm chi phí vận chuyển ra Hà Nội khoảng 5.000 đồng cho một kg hồng. Chỉ trong đợt bán hàng đầu tiên, người bán này đã giao khoảng 70 kg cho khách, chia thành từng túi có trọng lượng 5 kg.
"Hồng được ủ bằng hơi, xử lý vị chát bằng cách cho và túi nylon buộc kín, chín tự nhiên sau 10-15 ngày chứ không dùng hóa chất.
Hồng vào chính vụ (khoảng giữa tháng 10) có thể rẻ hơn, nhưng vì đây là hàng chọn, nên khó có giá dưới 20.000 đồng/kg nếu chuyển ra Hà Nội", chị Ngọc cho biết.
Anh Tuấn Anh, nhân viên đại lý rau củ tại phường 3, thành phố Đà Lạt nói, giá hồng bán tại cửa hàng hiện chỉ còn 10.000 đồng/kg.
"Ba ngày trước giá là 20.000 đồng, rồi giảm dần xuống 12.000 đồng, và giờ là 10.000 đồng. Có thể vài ngày nữa giá sẽ hạ tiếp, dù hiện tại đã xuống giá đáy nhiều năm rồi", chủ đại lý này cho biết.
Theo anh này, hồng giòn, hồng trứng về tới Hà Nội đội giá nhiều lần so với tại Đà Lạt là bởi chi phí vận chuyển bằng xe lạnh khá đắt, lên tới 4.000-5.000 đồng/kg.
Nếu chuyển tới tận tay, khách mua sẽ phải chịu thêm phí vận chuyển khoảng 20.000 đồng cho mỗi hóa đơn 5-10 kg.
Ngoài ra, loại hoa quả này nhanh hỏng, dễ dập thối khi chín rộ, nên các đại lý khi chuyển hàng về Hà Nội phải trừ đi lượng hao hụt, khiến giá sẽ đội lên không ít.
Trong khi đó, khách hàng Nguyễn Thị Hồng, nhà ở Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội cho biết, dù giá bán hồng giòn Đà Lạt tại chợ rẻ hơn các cửa hàng online nhưng chị không dám mua vì sợ nhầm với hàng Trung Quốc.
Chị Hồng chia sẻ: "Mua tại chợ rất khó phân biệt hàng Việt với hàng Trung Quốc, dù giá hồng ở đây chỉ dưới 20.000 đồng/kg. Dù biết các khâu trung gian hưởng lãi rất lớn, có khi lên tới 100%, nhưng tôi vẫn chọn mua hàng trên mạng vì có thể tạm yên tâm về chất lượng".
Có thể bạn quan tâm

Những năm trước đây, để tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất sản xuất, nông dân An Hòa Tây đã đầu tư trồng xen các loại rau màu trong diện tích hành tím, chủ yếu là cải xà lách trắng lấy hạt. Khi hành tím trồng được 30 ngày, nông dân trồng xen cải xà lách.

Từ năm 2005 đến nay, tỉnh Tây Ninh đã chi ngân sách gần 5 tỷ đồng để mua và thả bổ sung xuống hồ Dầu Tiếng gần 9 triệu con cá giống các loại, góp phần cải tạo môi trường nước, tăng sản lượng khai thác thủy sản, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho hơn 1.000 lao động sống ven hồ.

Trong khi đó, tại huyện Đơn Dương, thương lái đang thu mua cà chua thường với giá 7.000 đ/kg, cao nhất từ đầu năm đến nay. Như vậy, với năng suất bình quân đạt 8 tấn/1.000 m2 (sào), nhà vườn thu về trên dưới 30 triệu đồng tiền lãi sau khi đã trừ chi phí.

Dự án do Kỹ sư Nuôi trồng thủy sản Nguyễn Đình Tiệp thuộc Chi cục Thủy sản Hà Nội làm chủ nhiệm dự án. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN – Sở KH&CN Hà Nội là đơn vị chủ trì thực hiện Dự án, Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc chịu trách nhiệm về công nghệ, Chi cục Thủy sản Hà Nội, Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa, Hội nông dân xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa và 4 hộ gia đình chịu trách nhiệm thực hiện thử nghiệm sản xuất.

“Tiêu ghép trên gốc cây trầu rừng Nam Mỹ Amazon năng suất cao, kháng bệnh tốt, chịu hạn, chịu ngập nhưng ở “quê hương” sản xuất giống tiêu này (Xuân Lộc - Đồng Nai) không ai trồng”.