Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đặc sản hồng Đà Lạt giá 2.000 đồng/kg, về Hà Nội tăng hơn 20 lần

Đặc sản hồng Đà Lạt giá 2.000 đồng/kg, về Hà Nội tăng hơn 20 lần
Ngày đăng: 03/10/2015

Là đặc sản nổi tiếng tại Đà Lạt, thu hoạch rộ từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 12 hàng năm, hồng giòn tiếp tục lâm vào cảnh mất giá trong vụ 2015.

Giá thu mua tại vườn hiện chỉ còn 2.000-3000 đồng một kg, giảm mạnh so với mức 10.000 đồng đầu vụ và chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi người dân Đà Lạt phải bán vội hồng với giá thấp thì người tiêu dùng tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vẫn phải mua với giá tương đối cao.

Giá hồng giòn, hồng trứng được rao bán tại chợ ở Hà Nội như Văn Khê (Hà Đông), Thành Công (quận Ba Đình), Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) dao động từ 15.000 đồng đến 35.000 đồng/kg.

Riêng các cửa hàng online, giá thậm chí còn cao hơn, 25.000-55.0000 đồng, khiến mức chênh lệch cao nhất lên tới gần 30 lần so với giá gốc.

Hồng giòn Đà Lạt đầu vụ được rao trên một số trang bán hàng online tại Hà Nội lên tới 55.000 đồng một kg, gấp gần 30 lần so với giá gốc mua tại vườn.

Chị Trần Ngọc, chủ một cửa hàng chuyên cung cấp hoa quả Đà Lạt tại Hà Nội, đang bán hồng giòn với giá 25.000 đồng/kg.

Chị cho biết giá nhập tại nguồn là 20.000 đồng, thêm chi phí vận chuyển ra Hà Nội khoảng 5.000 đồng cho một kg hồng. Chỉ trong đợt bán hàng đầu tiên, người bán này đã giao khoảng 70 kg cho khách, chia thành từng túi có trọng lượng 5 kg.

"Hồng được ủ bằng hơi, xử lý vị chát bằng cách cho và túi nylon buộc kín, chín tự nhiên sau 10-15 ngày chứ không dùng hóa chất.

Hồng vào chính vụ (khoảng giữa tháng 10) có thể rẻ hơn, nhưng vì đây là hàng chọn, nên khó có giá dưới 20.000 đồng/kg nếu chuyển ra Hà Nội", chị Ngọc cho biết.

Anh Tuấn Anh, nhân viên đại lý rau củ tại phường 3, thành phố Đà Lạt nói, giá hồng bán tại cửa hàng hiện chỉ còn 10.000 đồng/kg.

"Ba ngày trước giá là 20.000 đồng, rồi giảm dần xuống 12.000 đồng, và giờ là 10.000 đồng. Có thể vài ngày nữa giá sẽ hạ tiếp, dù hiện tại đã xuống giá đáy nhiều năm rồi", chủ đại lý này cho biết.

Theo anh này, hồng giòn, hồng trứng về tới Hà Nội đội giá nhiều lần so với tại Đà Lạt là bởi chi phí vận chuyển bằng xe lạnh khá đắt, lên tới 4.000-5.000 đồng/kg.

Nếu chuyển tới tận tay, khách mua sẽ phải chịu thêm phí vận chuyển khoảng 20.000 đồng cho mỗi hóa đơn 5-10 kg.

Ngoài ra, loại hoa quả này nhanh hỏng, dễ dập thối khi chín rộ, nên các đại lý khi chuyển hàng về Hà Nội phải trừ đi lượng hao hụt, khiến giá sẽ đội lên không ít.

Trong khi đó, khách hàng Nguyễn Thị Hồng, nhà ở Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội cho biết, dù giá bán hồng giòn Đà Lạt tại chợ rẻ hơn các cửa hàng online nhưng chị không dám mua vì sợ nhầm với hàng Trung Quốc.

Chị Hồng chia sẻ: "Mua tại chợ rất khó phân biệt hàng Việt với hàng Trung Quốc, dù giá hồng ở đây chỉ dưới 20.000 đồng/kg. Dù biết các khâu trung gian hưởng lãi rất lớn, có khi lên tới 100%, nhưng tôi vẫn chọn mua hàng trên mạng vì có thể tạm yên tâm về chất lượng".


Có thể bạn quan tâm

Thiếu Định Hướng Nông Dân Đổ Xô Đào Ao Trên Đất Lúa Nuôi Cá Thiếu Định Hướng Nông Dân Đổ Xô Đào Ao Trên Đất Lúa Nuôi Cá

Hàng trăm ha dừa, mía và đất ruộng tại nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long biến thành ao nuôi cá lóc trong thời gian ngắn. Diện tích nuôi cá không ngừng tăng lên nhưng các địa phương vẫn gặp khó trong việc quản lý.

25/07/2013
Hoàn Thiện Qui Trình Sinh Sản Nhân Tạo Cá Hô Hoàn Thiện Qui Trình Sinh Sản Nhân Tạo Cá Hô

Cá hô (Catlocarpio siamensis) là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ Cá chép (Cyprinidae). Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Loài cá này đang bên bờ tuyệt chủng vì bị đánh bắt.

25/07/2013
Ông Nguyễn Bé Năm Thành Công Với Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau Ông Nguyễn Bé Năm Thành Công Với Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau

“Mặc dù nuôi mật độ 6-7 con/m2 nhưng chúng ta không nên chủ quan xem nhẹ việc quản lý môi trường ao nuôi, nếu không khéo để đáy ao ô nhiễm thì sẽ gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công”, ông Nguyễn Bé Năm, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), đúc kết kinh nghiệm sau 3 vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT).

27/05/2013
Tăng Lượng Oxy Cho Cá Nuôi Tăng Lượng Oxy Cho Cá Nuôi

Những loại ao sâu nước, kín gió, nhiều bèo (bèo tây, bèo tấm, bèo hoa dâu, bèo Nhật), ao tù, ao nhiều mùn bã hữu cơ ít được thay nước, mật độ thả cá dày thường là ao bị thiếu oxy. Kinh nghiệm kiểm tra sự thiếu hụt oxy trong môi trường nước nuôi cá: Sáng sớm đi thăm cá, thấy cá nổi đầu nhẹ tức là nghe tiếng vỗ tay, chúng lặn đi được là tốt; ngược lại khi nghe tiếng vỗ tay chúng vẫn nổi đầu đến 9-10 giờ sáng là ao thiếu oxy. Để tăng lượng oxy cho ao cần chú ý một số các yếu tố sau:

16/07/2012
Trăm Cái Khó Đổ Lên Vai Người Nuôi Tôm Sú Trăm Cái Khó Đổ Lên Vai Người Nuôi Tôm Sú

Theo tính toán của các nhà chuyên môn, chi phí thức ăn cho nuôi tôm thường chiếm trên 65-75% giá thành sản phẩm. Nhưng hiện tại, giá thức ăn cho tôm sú đến tay người nuôi giá cao ngất: từ 80.000-120.000 đồng/bao (25kg) tuỳ loại, đó là thanh toán tiền mặt, còn nợ đến thu hoạch giá còn tính cao hơn nhiều.

16/07/2012