Đặc sản hồng Đà Lạt giá 2.000 đồng/kg, về Hà Nội tăng hơn 20 lần

Là đặc sản nổi tiếng tại Đà Lạt, thu hoạch rộ từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 12 hàng năm, hồng giòn tiếp tục lâm vào cảnh mất giá trong vụ 2015.
Giá thu mua tại vườn hiện chỉ còn 2.000-3000 đồng một kg, giảm mạnh so với mức 10.000 đồng đầu vụ và chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi người dân Đà Lạt phải bán vội hồng với giá thấp thì người tiêu dùng tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vẫn phải mua với giá tương đối cao.
Giá hồng giòn, hồng trứng được rao bán tại chợ ở Hà Nội như Văn Khê (Hà Đông), Thành Công (quận Ba Đình), Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) dao động từ 15.000 đồng đến 35.000 đồng/kg.
Riêng các cửa hàng online, giá thậm chí còn cao hơn, 25.000-55.0000 đồng, khiến mức chênh lệch cao nhất lên tới gần 30 lần so với giá gốc.
Hồng giòn Đà Lạt đầu vụ được rao trên một số trang bán hàng online tại Hà Nội lên tới 55.000 đồng một kg, gấp gần 30 lần so với giá gốc mua tại vườn.
Chị Trần Ngọc, chủ một cửa hàng chuyên cung cấp hoa quả Đà Lạt tại Hà Nội, đang bán hồng giòn với giá 25.000 đồng/kg.
Chị cho biết giá nhập tại nguồn là 20.000 đồng, thêm chi phí vận chuyển ra Hà Nội khoảng 5.000 đồng cho một kg hồng. Chỉ trong đợt bán hàng đầu tiên, người bán này đã giao khoảng 70 kg cho khách, chia thành từng túi có trọng lượng 5 kg.
"Hồng được ủ bằng hơi, xử lý vị chát bằng cách cho và túi nylon buộc kín, chín tự nhiên sau 10-15 ngày chứ không dùng hóa chất.
Hồng vào chính vụ (khoảng giữa tháng 10) có thể rẻ hơn, nhưng vì đây là hàng chọn, nên khó có giá dưới 20.000 đồng/kg nếu chuyển ra Hà Nội", chị Ngọc cho biết.
Anh Tuấn Anh, nhân viên đại lý rau củ tại phường 3, thành phố Đà Lạt nói, giá hồng bán tại cửa hàng hiện chỉ còn 10.000 đồng/kg.
"Ba ngày trước giá là 20.000 đồng, rồi giảm dần xuống 12.000 đồng, và giờ là 10.000 đồng. Có thể vài ngày nữa giá sẽ hạ tiếp, dù hiện tại đã xuống giá đáy nhiều năm rồi", chủ đại lý này cho biết.
Theo anh này, hồng giòn, hồng trứng về tới Hà Nội đội giá nhiều lần so với tại Đà Lạt là bởi chi phí vận chuyển bằng xe lạnh khá đắt, lên tới 4.000-5.000 đồng/kg.
Nếu chuyển tới tận tay, khách mua sẽ phải chịu thêm phí vận chuyển khoảng 20.000 đồng cho mỗi hóa đơn 5-10 kg.
Ngoài ra, loại hoa quả này nhanh hỏng, dễ dập thối khi chín rộ, nên các đại lý khi chuyển hàng về Hà Nội phải trừ đi lượng hao hụt, khiến giá sẽ đội lên không ít.
Trong khi đó, khách hàng Nguyễn Thị Hồng, nhà ở Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội cho biết, dù giá bán hồng giòn Đà Lạt tại chợ rẻ hơn các cửa hàng online nhưng chị không dám mua vì sợ nhầm với hàng Trung Quốc.
Chị Hồng chia sẻ: "Mua tại chợ rất khó phân biệt hàng Việt với hàng Trung Quốc, dù giá hồng ở đây chỉ dưới 20.000 đồng/kg. Dù biết các khâu trung gian hưởng lãi rất lớn, có khi lên tới 100%, nhưng tôi vẫn chọn mua hàng trên mạng vì có thể tạm yên tâm về chất lượng".
Có thể bạn quan tâm

Sau 128 ngày, tàu cá vỏ thép mang tên Hải Cảng 1 đã được công ty TNHH MTV đóng Tàu Cam Ranh (thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam) thi công hoàn thành và bàn giao cho ngư dân Nguyễn Việt Hằng (TP Quy Nhơn, Bình Định).

Ông Trần Văn Thích – Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Sản xuất thương mại và dịch vụ Phước An (Bình Chánh, TP.HCM) cho biết, với việc Chi cục Bảo vệ thực vật TP.HCM chấm dứt nhiệm vụ xét nghiệm các mẫu rau an toàn, nên mỗi phiếu kiểm nghiệm mà HTX Phước An đưa ra các trung tâm kiểm nghiệm phải chi phí mất hơn... nửa tấn rau.

Nhiều tàu cá các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa từ ngư trường Trường Sa cập cảng Hòn Rớ (Nha Trang, Khánh Hòa) đầy ắp cá ngừ sọc dưa.

Bộ NN&PTNT cho biết, khối lượng gạo xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt gần 4,1 triệu tấn, kim ngạch 1,76 tỷ USD (giảm 8,6% về lượng và trên 13% về giá trị so cùng kỳ năm ngoái).

Ngày 27/8, BCĐ 389 Quốc gia về phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đã có buổi làm việc với cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai về vụ phát hiện cơ sở kinh doanh và sản xuất phân bón giả lớn tại địa phương này.