Đã Xuất Khẩu Trên 2 Triệu Tấn Gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1-22/5, các DN đã thực hiện XK được 309.974 tấn gạo, đạt giá trị FOB là 133,666 triệu USD.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, XK gạo đã đạt 2,061 triệu tấn, trị giá 899,173 triệu USD (giá FOB).
Hiện tại, giá giao dịch gạo XK của Việt Nam vẫn đứng ở mức 400-410 USD/tấn (gạo 5% tấm), cao hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan, nhưng vẫn thấp hơn 25 USD/tấn so với gạo cùng loại của Ấn Độ và Pakistan. Trong khi đó, giá lúa gạo trong nước lại có dấu hiệu giảm.
Ngày 22/5, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.200–5.300 đ/kg, lúa dài khoảng 5.500–5.600 đ/kg, giảm 100-150 đ/kg so với tuần trước đó. Giá gạo nguyên liệu và thành phẩm cũng giảm nhẹ 50 đ/kg.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Phúc - nông dân huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), tham gia dự án trồng rau theo quy trình VietGAP của METRO Cash & Carry Vietnam - cho biết: “Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP giúp sản phẩm được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn, từ đó có thể tăng cơ hội bán hàng”.

Ở ĐBSCL, hình ảnh những người thương lái vào tận ruộng lúa, vườn cây ăn trái... để thu mua nông sản của nông dân không còn xa lạ. Nhanh gọn, đơn giản và trả tiền ngay là nét đặc trưng trong phương thức mua bán này. Với những hộ thiếu vốn sản xuất, họ sẵn sàng cho vay.

Ông Trần Bá Đạt, Phó chủ tịch UBND huyện Tân Phú (Đồng Nai), cho biết trong gần 4 năm lại đây, diện tích tiêu trên địa bàn huyện tăng khoảng 800 hécta. Hiện nay, toàn huyện Tân Phú có gần 2 ngàn hécta tiêu.

Thời gian qua, tôm nuôi trên địa bàn tỉnh chết hàng loạt khiến nông dân lâm vào cảnh khó khăn. Trước tình trạng trên, mô hình nuôi tôm không sên bùn ra đời và cho hiệu quả cao.

Theo Bộ NN&PTNT, 6 tháng đầu năm 2015, diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL ước đạt khoảng 550.000ha, giảm khoảng 6,23% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, diện tích nuôi tôm sú khoảng 522.000ha, tôm thẻ chân trắng khoảng 28.000ha. Ước sản lượng 6 tháng năm 2015 đạt khoảng 180.000 tấn, giảm 19,11% so với cùng kỳ năm 2014.