Đã xuất khẩu hơn 5 triệu tấn gạo

Cụ thể, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) trong tháng 10, các doanh nghiệp đã XK được 687.663 tấn gạo, trị giá 269,5 triệu USD. Như vậy, tháng 10 là tháng có lượng gạo XK đạt cao nhất từ đầu năm đến nay và tăng trên 100.000 tấn so với cùng kỳ 2014.
Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10, tổng lượng gạo XK đạt 5,038 triệu tấn, trị giá 2,079 tỉ USD (giá FOB), giảm trên 300.000 tấn và trên 300 triệu USD so với cùng kỳ 2014.
Do nhu cầu thu mua XK tăng cao, nên giá lúa gạo hàng hóa ở ĐBSCL vẫn đang có xu hướng tăng lên.
Cuối tháng 10, giá lúa khô loại thường tại kho dao động từ 5.300 - 5.400 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.550 - 5.650 đồng/kg; giá gạo nguyên liệu làm ra gạo 5% tấm khoảng 6.950 - 7.050 đồng/kg, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.850 - 6.950 đồng/kg;
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn khoảng 8.000 - 8.100 đồng/kg, gạo 15% tấm khoảng 7.800 - 7.900 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.600 - 7.700 đồng/kg
Đề xuất 5 nhóm giống lúa XK chủ lực cho vụ Đông Xuân
TTXVN dẫn nguồn của VFA cho biết, trên cơ sở kết quả XK từ đầu năm 2015 đến nay, VFA đề xuất 5 nhóm giống lúa chủ lực trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016 nhằm khuyến khích cho nông dân ĐBSCL gieo cấy trong thời gian tới.
Cụ thể, nhóm gạo thơm gồm các giống như Jasmine 85, Nàng Hoa, ST 5, ST 20, OM 4900, VD 20. Nhóm gạo trắng hạt dài gồm các giống OM 5451, OM 6976, OM 4218…
Nhóm gạo trắng thông thường gồm các giống IR 50404. Nhóm gạo đặc sản gồm các giống Japonica bắt đầu được trồng nhiều tại Việt Nam. Nhóm nếp có các giống IR 4625, Nếp Bè…
Qua đề xuất các nhóm giống trên cho thấy lần đầu tiên VFA khuyến khích nông dân ĐBSCL gieo trồng giống lúa IR 50404. Đây là giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, dễ chăm sóc, nhưng có chất lượng gạo trung bình.
Tuy nhiên, giống lúa này chỉ nên sản xuất trong vụ lúa Đông Xuân thì có chất lượng gạo cao hơn các vụ khác và dễ XK sang các thị trường khu vực Đông Nam Á và châu Phi.
Ngoài ra, giống nếp cũng được VFA khuyến khích nông dân gieo cấy vì gần đây tình hình XK gạo nếp khá tốt, nhất là đối với thị trường Trung Quốc.
Theo VFA, qua 9 tháng năm 2015, cơ cấu nhóm gạo trắng chất lượng cao chiếm 27,5% khối lượng XK, gạo thơm chiếm 25%, gạo trắng trung bình chiếm 13,69%, gạo trắng cấp thấp chiếm 11,29%, gạo tấm chiếm 9,43%, nếp chiếm 8,57% và gạo Japonica chiếm hơn 1%.
Vụ lúa Đông Xuân 2015 - 2016 toàn vùng Nam Bộ có kế hoạch gieo cấy hơn 1,6 triệu ha, trong đó khu vực ĐBSCL sẽ gieo cấy 1.563.300 ha.
Sản lượng lúa toàn vùng ước đạt 11.590.450 tấn, trong đó sản lượng lúa khu vực ĐBSCL dự kiến là 11.155.300 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Công ty TNHH Sinh Thái Trung Việt (Gia Lai) vừa phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Ninh Hải tổ chức Hội thảo hướng dẫn ứng dụng chế phẩm “Vườn sinh thái Rainbow” trong sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân xã Xuân Hải.

Đây là lời cảnh báo của ông Trần Vũ Thanh - kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần thuốc bảo vệ thực vật An Giang. Ông Thanh cho biết, theo dõi diễn biến sâu bệnh trên trà lúa vụ Đông - Xuân của nông dân huyện Ba Tri (Bến Tre), thấy mật độ bướm nở ngày càng nhiều, nở rộ, gói lứa sâu liên tục.

Anh Võ Văn Bé là một trong những hộ đầu tiên ở ấp Ninh Lợi (xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân) đưa giống chim bồ câu Pháp về nuôi. Hiện anh nuôi trên 120 cặp chim.

Đặc thù khí hậu của tỉnh ta có lượng mưa thấp trong năm (mưa tập trung vào các tháng 8, 9,10) và nắng nóng kéo dài trong ngày (có thể từ 10 giờ sáng đến 3- 4 giờ chiều), nên lượng cỏ xanh trong tự nhiên khan hiếm. Với tập quán chăn thả tự nhiên, bãi chăn chỉ dựa vào nước trời là chính thì nguy cơ thiếu thức ăn cho đàn gia súc có sừng (bò, dê, cừu) là rất cao.

Bộ Nông Lâm Ngư Nghiệp Australia (DAFF) đang xem xét việc chấp nhận nhập khẩu quả vài tươi từ Việt Nam và Đài Loan vào nước này.