Đã xuất khẩu hơn 5 triệu tấn gạo

Cụ thể, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) trong tháng 10, các doanh nghiệp đã XK được 687.663 tấn gạo, trị giá 269,5 triệu USD. Như vậy, tháng 10 là tháng có lượng gạo XK đạt cao nhất từ đầu năm đến nay và tăng trên 100.000 tấn so với cùng kỳ 2014.
Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10, tổng lượng gạo XK đạt 5,038 triệu tấn, trị giá 2,079 tỉ USD (giá FOB), giảm trên 300.000 tấn và trên 300 triệu USD so với cùng kỳ 2014.
Do nhu cầu thu mua XK tăng cao, nên giá lúa gạo hàng hóa ở ĐBSCL vẫn đang có xu hướng tăng lên.
Cuối tháng 10, giá lúa khô loại thường tại kho dao động từ 5.300 - 5.400 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.550 - 5.650 đồng/kg; giá gạo nguyên liệu làm ra gạo 5% tấm khoảng 6.950 - 7.050 đồng/kg, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.850 - 6.950 đồng/kg;
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn khoảng 8.000 - 8.100 đồng/kg, gạo 15% tấm khoảng 7.800 - 7.900 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.600 - 7.700 đồng/kg
Đề xuất 5 nhóm giống lúa XK chủ lực cho vụ Đông Xuân
TTXVN dẫn nguồn của VFA cho biết, trên cơ sở kết quả XK từ đầu năm 2015 đến nay, VFA đề xuất 5 nhóm giống lúa chủ lực trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016 nhằm khuyến khích cho nông dân ĐBSCL gieo cấy trong thời gian tới.
Cụ thể, nhóm gạo thơm gồm các giống như Jasmine 85, Nàng Hoa, ST 5, ST 20, OM 4900, VD 20. Nhóm gạo trắng hạt dài gồm các giống OM 5451, OM 6976, OM 4218…
Nhóm gạo trắng thông thường gồm các giống IR 50404. Nhóm gạo đặc sản gồm các giống Japonica bắt đầu được trồng nhiều tại Việt Nam. Nhóm nếp có các giống IR 4625, Nếp Bè…
Qua đề xuất các nhóm giống trên cho thấy lần đầu tiên VFA khuyến khích nông dân ĐBSCL gieo trồng giống lúa IR 50404. Đây là giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, dễ chăm sóc, nhưng có chất lượng gạo trung bình.
Tuy nhiên, giống lúa này chỉ nên sản xuất trong vụ lúa Đông Xuân thì có chất lượng gạo cao hơn các vụ khác và dễ XK sang các thị trường khu vực Đông Nam Á và châu Phi.
Ngoài ra, giống nếp cũng được VFA khuyến khích nông dân gieo cấy vì gần đây tình hình XK gạo nếp khá tốt, nhất là đối với thị trường Trung Quốc.
Theo VFA, qua 9 tháng năm 2015, cơ cấu nhóm gạo trắng chất lượng cao chiếm 27,5% khối lượng XK, gạo thơm chiếm 25%, gạo trắng trung bình chiếm 13,69%, gạo trắng cấp thấp chiếm 11,29%, gạo tấm chiếm 9,43%, nếp chiếm 8,57% và gạo Japonica chiếm hơn 1%.
Vụ lúa Đông Xuân 2015 - 2016 toàn vùng Nam Bộ có kế hoạch gieo cấy hơn 1,6 triệu ha, trong đó khu vực ĐBSCL sẽ gieo cấy 1.563.300 ha.
Sản lượng lúa toàn vùng ước đạt 11.590.450 tấn, trong đó sản lượng lúa khu vực ĐBSCL dự kiến là 11.155.300 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Ông Đỗ Thái Hùng, Bí thư chi bộ ấp Bình Thuận, xã Tam Bình (Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết: "Trái sầu riêng rải vụ năm 2014 đang đạt giá kỷ lục, gần 100.000 đ/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư, nhà vườn thu lãi khoảng 80% so với giá bán. Hiệu quả của việc SX trái cây rải vụ đã rõ.

Cụ thể, tôm chân trắng loại 60 con/kg đang được thương lái thu mua với giá 116.000 đ/kg; loại 70 con/kg có giá 112.000 đ/kg; loại 90 con/kg có giá 100.000 - 104.000 đ/kg; tôm sú loại 20 con/kg đang ở mức giá 260.000 - 270.000 đ/kg, tôm sú loại 30 con/kg giá 225.000 - 230.000 đ/kg, tăng bình quân khoảng 20.000 đ/kg so với cuối tháng 5/2014.

Hơn 2 năm nay, gần 20ha đất sản xuất của người dân thôn Tây Sơn Đông (xã Duy Hải, Duy Xuyên) phải bỏ hoang, hoặc bất đắc dĩ chỉ sản xuất 1 vụ do bị ngập úng. Đây là hệ lụy của việc thiết kế cao trình chưa tính toán phù hợp khâu giải thủy, đầu tư thiếu đồng bộ hạ tầng.

Ông Hồ Văn Du - Trưởng trạm Dược liệu Trà Linh (xã Trà Linh, Nam Trà My) cho biết, vừa qua hàng nghìn cây sâm giống của trạm bị héo lá, vàng úa, chết khô không rõ nguyên nhân. Đây đa số là sâm giống được gieo từ hạt trong năm 2013.

Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia trong chuỗi từ khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ với tinh thần chung là sẽ tập trung nguồn lực để thúc đẩy phát triển ngành cá ngừ, tạo ra liên kết chặt chẽ theo chuỗi giữa các khâu, đảm bảo giá trị kinh tế.