Đã tìm được gen lúa vừa ngon cơm, vừa có năng suất cao

Đây là một khám phá quan trọng trong khoa học lúa gạo, vì từ trước đến giờ, các nhà di truyền chọn giống thấy rằng có một sự đánh đổi di truyền trong chọn tạo giống cây trồng, nên khó có thể đạt cả hai mục tiêu trên cùng một lúc, nghĩa là việc kết hợp các gen ngon cơm với gen năng suất cao hầu như không thể tạo nên được trong một giống lúa.
Vì vậy trong thực tế các giống lúa có gạo thơm, ngon cơm hạt dài thường cho năng suất không quá 4 tấn/ha, trong khi các giống lúa có năng suất cao hơn 5 tấn/ha thì chất lượng thấp hơn, ít thơm và kém ngon cơm.
Ông Fu Xiangdong, chủ trì một nhóm nghiên cứu của Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc, đã phối hợp hai giống lúa - một giống lúa lai được trồng rất phổ biến nhưng không ngon cơm và một giống khác có chất lượng cao hơn nhưng ít được trồng, để xác định vị trí biến thể di truyền nào điều khiển sự khác biệt trong chất lượng gạo.
Họ phát hiện những đột biến từ một gen đặc biệt đã tạo nên một giống mới có hạt thon dài hơn, ngon cơm, ít bạc bụng và năng suất cao hơn, ở vị trí đặc biệt gọi là gen LOC_Os07g41200. Sau đó, họ sử dụng gen này để tạo nên nhiều dòng thử nghiệm có năng suất cao, chất lượng tốt hơn.
Một nhóm nghiên cứu khác của Viện cũng sử dụng phương pháp tương tự và đã xác định trong các biến thể cũng có một gen LOC_Os07g41200. Với kết quả này các nhà lai tạo giống lúa có thể kết hợp các phiên bản của gen này với những gen điều khiển chất lượng khác để tạo ra những giống tốt hơn và hiệu quả hơn.
Một thông cáo báo chí của tạp chí Nature cho biết "Cả hai nghiên cứu đã chứng minh rằng các biến thể gen khác có đặc tính cải thiện năng suất hoặc những hình tính khác ảnh hưởng đến chất lượng hạt gạo có thể được phối hợp với biến thể LOC_Os07g41200 điều khiển chất lượng cao để tạo các giống lúa mới ưu việt".
Đây là nghiên cứu mới nhất trong một loạt các phát hiện gen lúa ưu việt, mở ra một triển vọng lớn cho ngành lai tạo giống lúa vừa có chất lượng cao vừa năng suất cao. Trước viễn cảnh hành tinh của chúng ta trong vòng 10 năm nữa (2025) dân số thế giới sẽ tăng thêm 800 triệu người, đạt khoảng 8,1 tỷ người, dự kiến sản xuất lương thực thế giới phải tăng thêm 50% so hiện nay trong khi tài nguyên đất đai và nước tưới ngày càng không lường được trước hiểm họa biến đổi khí hậu, thì với những gen lúa ưu việt như thế này, nông dân sẽ có có cơ hội tăng sản lượng lúa chất lượng cao bán được giá cao hơn nên thu nhập sẽ cao hơn và người tiêu dùng sẽ ăn được gạo ngon thơm hơn.
Có thể bạn quan tâm

Trong 6 tháng đầu năm nay, sản lượng cá lồng tỉnh Hải Dương đạt khoảng 1.700 tấn, tăng 350 tấn so với cùng kỳ năm trước, chiếm gần 6% tổng sản lượng thủy sản.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an) có văn bản báo cáo Phó Thủ tướng trước ngày 15/7/2013 về tình hình vận chuyển (chở qua đường hàng không vào thành TP Hồ Chí Minh), buôn bán công khai thủy sản (cá tầm) nhập lậu vào Việt Nam.

Ngày 10-7, tại Hội nghị Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn và Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) tổ chức ở TPHCM, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Cơ quan Thú y vùng 6 cảnh báo: Dịch bệnh trên đàn gia súc và gia cầm từ nay đến cuối năm tiềm ẩn nhiều nguy cơ do các vật nuôi chứa mầm bệnh với tỷ lệ khá cao.

Để giúp các hộ nghèo và cận nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, Hội ND xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP.HCM đã đầu tư vốn, thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi thỏ.

Tin từ ngành nông nghiệp cho biết, vào mùa mưa diện tích trồng rau trên địa bàn tỉnh giảm mạnh. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ mới xuống giống khoảng 1.600 ha rau màu các loại, giảm gần 1.000 ha so với vụ trước.