Đã Phạt Trên 4 Tỷ Đồng Với Tàu Cá Trung Quốc

Cảnh sát biển cho biết đã xua đuổi tổng số 7.781 lượt chiếc tàu cá Trung Quốc vi phạm chủ quyền; xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền 34 tàu cá Trung Quốc với tổng số tiền trên 4 tỷ đồng và tịch thu 61.240 lít dầu.
Tại Hội nghị sơ kết 10 năm thực hiện Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam-Trung Quốc vừa tổ chức mới đây, ông Nguyễn Văn Trung (Phó cục trưởng cục Kiểm ngư, Đại diện Ủy ban liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam) cho biết, theo Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ, phía Việt Nam được hưởng 67.203km2 (chiếm 53,23% diện tích Vịnh), phía Trung Quốc được hưởng 59.047km2 (chiếm 46,77% diện tích Vịnh).
Hiệp định này chính thức có hiệu lực từ ngày 30/6/2004 đến tháng 6/2019 (12 năm và 3 năm mặc nhiên gia hạn ), giá trị pháp lý ở cấp Chính phủ phê duyệt.
Theo báo cáo, trong 10 năm qua, số lượng tàu cá Việt Nam đăng ký xin cấp Giấy phép đánh cá trong Vùng đánh cá chung thường xuyên có khoảng 2.000-2.500 tàu, nhưng chỉ có tối đa 1.543 tàu cá. Phần lớn số tàu cá của ngư dân Việt Nam vẫn tập trung khai thác ở vùng biển Việt Nam. Phương tiện đánh bắt của ngư dân Việt Nam tham gia hoạt động trong Vùng đánh cá chung chủ yếu là các tàu nhỏ, vỏ gỗ, trang thiết bị còn hạn chế.
Trong khi đó, các tàu cá Trung Quốc với công suất lớn, trang thiết bị hiện đại chiếm ưu thế hơn tàu cá Việt Nam trong hoạt động đánh bắt ở các vùng nước Hiệp định.
Thời gian qua, lực lượng Cảnh sát biển đã triển khai 217 lần tàu hoạt động kiểm tra, giám sát thực thi Hiệp định trên cả 2 khu vực Vùng dàn xếp quá độ và trong Vùng đánh cá chung. Lực lượng này đã phát hiện, xua đuổi tổng số 7.781 lượt chiếc tàu cá Trung Quốc vi phạm quy định của Hiệp định, vi phạm chủ quyền biển Việt Nam; xử phạt cảnh cáo, phóng thích ngay trên biển 214 tàu cá Trung Quốc vi phạm; xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền 34 tàu cá Trung Quốc với tổng số tiền trên 4 tỷ đồng và tịch thu 61.240 lít dầu.
Chi cục Kiểm ngư vùng I, đã kiểm tra tổng số 4.168 tàu cá, trong đó tàu cá Việt Nam 4.057 lượt chiếc, Trung Quốc 111 lượt chiếc, phát hiện 1.723 lượt chiếc vi phạm, trong đó tàu cá Việt Nam 1.621 lượt chiếc, Trung Quốc 102 lượt chiếc.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Ngọc Oai - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản, Chủ tịch Ủy ban liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam: “Việc ký kết các hiệp định này một lần nữa đã thể hiện chính sách đúng đắn và thiện chí của nước ta sẵn sàng cùng các nước liên quan thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật quốc tế và thực tiễn để giải quyết các vấn đề về biên giới lãnh thổ, các vùng biển và thềm lục địa có liên quan”.
Có thể bạn quan tâm

Theo tính toán của ngành chuyên môn, để đầu tư cho một héc-ta nuôi tôm quảng canh cải tiến, người nông dân phải đầu tư các khoản như: cải tạo ao đầm, men vi sinh, tiền con giống, thức ăn bổ sung, tương đương 12 triệu đồng/vụ. Quả thật đây là khoản tiền không nhỏ đối với những hộ gia đình có mức sống trung bình.

Với việc thành lập các ban điều phối ngành hàng nông sản, nông sản Việt Nam sẽ tăng được giá trị gia tăng, qua đó nâng cao thu nhập cho nông dân.

UBND tỉnh Đăk Lăk lại đồng ý bổ sung quy hoạch thêm 3 nhà máy chế biến tinh bột sắn, nâng số nhà máy trên toàn tỉnh lên 7 trong thời gian tới.

Ao nuôi phải lớn hơn 5.000 m2, có hệ thống cấp thoát nước thuận tiện; ao được cải tạo, cấp nước qua lưới lọc (sâu 1,5 - 1,8 m), sau 2 - 3 ngày thì thả cá. Mật độ nuôi vỗ là 0,1 kg/m2, cá nặng 50 - 100 g/con, khỏe mạnh. Trước khi thả, ngâm cá trong nước ao khoảng 15 phút cho quen rồi thả từ từ.

Hiện tại giá cà phê nhân tại Tây Nguyên đã tăng lên 40.900 - 41.600 đ/kg. Niềm vui cũng được nhân lên khi dịp này sắn khô cũng tăng giá.