Đã định danh loài chân đốt gây hại rau tại Đà Lạt

Do đây là đối tượng gây hại mới, không thuộc các nhóm sâu hại thông thường nên Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng lấy mẫu và gửi Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật giám định tên khoa học.
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã giám định tên khoa học là loài Scutigerella immaculata Newport
A B C
Hình 1.Rết vườn ở Đà Lạt - Con trưởng thành (A, B, C)
D E F
Hình 2: Rết vườn ở Đà Lạt - Ấu trùng (D, E), rết vườn (F) Ảnh chụp dưới kính hiển vi soi nổi
Rết vườn trưởng thành có chiều dài cơ thể trung bình là 6 ± 5,5 mm, dao động từ 2,5 - 8 mm.
Có 6-12 cặp chân (tùy theo độ tuổi), ở tuổi ấu trùng có 6 đôi và con trưởng thành có 12 đôi chân.
Cơ thể rết vườn được chia thành 3 phần, gồm phần đầu, thân và đuôi.
Ở rết vườn non có sáu cặp chân, mỗi cặp chân được gắn liền với một cấu trúc túi háng (eversible) hay "túi coxal", có chức năng hấp thụ độ ẩm và một mấu nhỏ có dạng như bút lông (stylus) có chức năng cảm giác.
Những cấu trúc này cũng được tìm thấy ở các loài côn trùng nguyên thủy nên rết vườn là nhóm chân khớp tổ tiên của côn trùng.
Rết vườn thở bẳng một đôi lỗ thở ở hai bên đầu.
Chúng được kết nối với một hệ thống khí quản mà chi nhánh thông qua đầu và ba đốt đầu cơ thể.
Các lỗ sinh dục nằm trên đốt cơ thể thứ tư, nhưng chúng không giao cấu.
2.Tập quán sinh sống của rết vườn tại Đà Lạt
- Rết vườn có đặc tính lẩn trốn rất nhanh và có tính giả chết
- Đất giàu hữu cơ, đất pha cát, đất tơi xốp, nhiều mùn, trên giá thể vườn ươm giàu hữu cơ thích hợp cho rết vườn phát triển và gây hại.
Ngược lại, đất thịt, đất sét mật độ rết vườn ít hơn.
- Đất ẩm ướt mật độ rết vườn nhiều, tuy nhiên đất quá ẩm ướt, ngập úng mật độ rết vườn ít hơn.
Rết vườn không ưa thích ánh sáng trực xạ, hoạt động mạnh hơn trong điều kiện bóng tối.
Đà Lạt có khí hậu khá thích hợp cho rết vườn tồn tại và phát triển.
3. Đặc điểm gây hại
Rết vườn ăn các rễ tơ và rễ con của cây rau, hoa chúng cũng có thể ăn các bộ phận ngầm khác của cây thân rễ và củ, gây thiệt hại cho cây trồng.
Khi mật độ rết vườn cao gây hại có thể làm cho các cây con có thể chết hoặc sinh trưởng và phát triển kém làm giảm năng suất, chất lượng rau, hoa.
Triệu chứng gây hại của rết vườn nhìn chung thường giống với triệu chứng gây hại của một số đối tượng gây hại khác như dòi đục rễ, thối rễ, lở cổ rễ …
Cây bị hại có biểu hiện còi cọc, cây biến dạng, hệ rễ kém tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập gây hại thứ cấp
Tại Đà Lạt, rết vườn gây hại trên nhiều loại cây trồng: bó xôi, cải thảo, cải bẹ, xà lách, dâu tây, hành, khoai tây, cải bắp, hoa đồng tiền, hoa cẩm chướng, đậu, cà rốt,…
Tuy nhiên, cây bó xôi, cải thảo, cải bẹ mức độ gây hại thường nặng hơn. Rết vườn gây hại rải rác quanh năm nhưng thường gây hại nặng trong mùa mưa, gây hại ngay từ giai đoạn cây con, nhất là thời kỳ cây ra rễ mạnh.
Vườn bó xôi bị hại Cây bó xôi bị hại
4. Biện pháp phòng trừ
Biện pháp canh tác
- Làm đất kỹ, cày sâu có thể nghiền nát rết vườn - Trồng cây giống tốt, khỏe mạnh, bộ rễ phát triển - Bón phân đầy đủ, cân đối để cây phát triển tốt, tăng sức chống chịu cho cây.
- Xử lý vôi bột trước khi trồng, liều lượng 200 - 300kg/1000m2
- Luân canh với cây trồng ít mẫn cảm như hành tây, hành lá, cây họ đậu, cà rốt…
Sử dụng các chế phẩm sinh học
- Sử dụng chế phẩm nấm xanh xử lý đất hoặc phun gốc cây ngay sau khi trồng Vimetarzimm 95DP (Metarhizium anisopliae var anisopliae Ma), lượng sử dụng 2 kg/1000m2
- Sử dụng thuốc Biosun 123 (Paecilomyces + Metarhizium + Beauverie bassiana+ Bacillus thuringiensis) rải vào đất trước khi trồng, lượng sử dụng 5 kg/1000m2
Có thể bạn quan tâm

Đáp ứng nhu cầu thực tiễn, năm 2014 này Chi cục Quản lí chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (QLCLNLS&TS) tỉnh tiếp tục tham mưu, đề xuất với tỉnh hỗ trợ bà con nông dân ở một số địa phương các mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình sản xuất rau VietGAP.

Nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những yếu tố quan trọng cho những mô hình trang trại, đặc biệt đối với chăn nuôi của người dân ở tỉnh ta hiện nay. Xác định rõ tầm quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo cho người dân; trong những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Tổng số tiền hỗ trợ cho mô hình là hơn 60 triệu đồng. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 3-2014, đến nay sau 7 tháng trọng lượng cá đạt 1 - 1,2kg, hạch toán kinh tế đối với mô hình nuôi cá chép lai V1 với giá thị trường hiện nay là 50.000đ/1kg thì lợi nhuận đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 đến 4 lần so với nuôi các loại cá truyền thống khác.

Đó là tâm sự của nhiều ND sản xuất kinh doanh giỏi trong tỉnh. Họ nói rằng, bản thân dù làm quần quật quanh năm suốt tháng nhưng chỉ cần một trận mưa lớn, hay giá thị trường lên xuống thất thường là cầm chắc…lỗ! “Chẳng bì với ND Hàn Quốc, họ sản xuất với đủ thứ máy móc, từ cắt lúa đến hái bắp, từ trồng rau đến vắt sữa bò... Đến mùa thu hoạch thì họ chưa kịp gọi điện đã có người tới ruộng trả tiền; rồi cho xe cắt, hái.

Xác định rõ điều đó, các địa phương trong tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập nhưng vì nhiều lí do, việc thực hiện các tiêu chí liên quan đến thu nhập, phát triển sản xuất tại các địa phương vẫn còn gặp khó khăn. Sau gần 4 năm triển khai xây dựng NTM, toàn tỉnh vẫn còn 15 xã chỉ đạt dưới 5 tiêu chí.