Đa Dạng Hóa Vật Nuôi Hướng Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững

Đa dạng hóa các loại thủy sản nuôi, cùng với việc nắm bắt thị trường kết hợp với khoa học kỹ thuật đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cho người nuôi trồng thủy sản tỉnh TT-Huế.
Trước đây, vợ chồng ông Nguyễn Hường, xã Quảng Công, huyện Quảng Điền chủ yếu độc canh con tôm. Sau nhiều vụ thua lỗ vì tôm bị dịch bệnh, ông Hường đã mạnh dạn tìm hướng đi riêng cho mình.
Với diện tích trên 1ha, ông Hường đã tiến hành thả nuôi 7.000 con cá Diêu Hồng, 3.000 con cá Hồng Mỹ, 10.000 con cua và hơn 6 vạn tôm thẻ chân trắng. Việc đa dạng hóa vật nuôi trên cùng một diện tích không những góp phần cải thiện nguồn nước, mà còn hạn chế được dịch bệnh. Mô hình này giúp người dân có thể tiến hành thả nuôi quanh năm, góp phần tăng sản lượng thủy, hải sản.
Ông Nguyễn Hường, người dân xã Quảng Công cho biết: "Trước đây, khi chuyên canh con tôm sản lượng giảm hằng năm, môi trường ô nhiễm, tính rủi ro cao. Giờ đa dạng vật nuôi, cá có thể ăn lại thức ăn thừa của tôm, cua... qua đó tăng năng suất, bảo vệ môi trường".
Hiện toàn xã Quảng Công có 140ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó có 124ha thả nuôi theo mô hình đa dạng hóa vật nuôi, chủ yếu tập trung ở các thôn ven phá. Cùng với việc đa dạng vật nuôi trên cùng một diện tích, người dân còn mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, chủ động phòng chống dịch bệnh vào việc nuôi trồng. Đến nay, trung bình mỗi năm người dân nơi đây có thu từ 30-40 triệu đồng từ việc bán thủy, hải sản.
Bên cạnh đó, chính quyền xã Quảng Công còn tiến hành quy hoạch lại nò, sáo trên đầm phá Tam Giang, được người dân tích cực hưởng ứng, qua đó làm khơi thông dòng chảy, đảm bảo luồng lạch, chất lượng nguồn nước tại các khu vực thả nuôi được đảm bảo, tạo ra hướng sản xuất bền vững trong việc nuôi trồng thủy sản. Qua đó, góp phần cải thiện đời sống của người dân vùng đầm phá, vùng cát, cũng như thay đổi bộ mặt nông thôn tỉnh TT-Huế.
Có thể bạn quan tâm

Giống cây trồng biến đổi gien trở thành vấn đề nhạy cảm, dù ở các nước hay Việt Nam cũng có hai loại ý kiến khác nhau. Bên ủng hộ xem đây là tiến bộ khoa học giúp gia tăng sản lượng cây trồng mà phương pháp truyền thống không đáp ứng được.

Bình Chánh, 1 trong 5 huyện ngoại thành TPHCM, có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 19%/năm.

Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa ký thỏa thuận với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ thực hiện 2 chương trình hợp tác kỹ thuật mới: Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học rừng và các dịch vụ hệ sinh thái.

Ngày 22-7 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị đánh giá lại kết quả sau 2 năm triển khai đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt.

Ngày 6-8, thông tin từ Bộ NN-PTNT cho biết, đã ban hành “Hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật trồng, nhân giống, chăm sóc, thu hái trái và sơ chế hạt cây mắc ca”. Đây là hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên cho cây mắc ca phát triển tại Việt Nam.