Đa Dạng Hóa Vật Nuôi Hướng Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững

Đa dạng hóa các loại thủy sản nuôi, cùng với việc nắm bắt thị trường kết hợp với khoa học kỹ thuật đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cho người nuôi trồng thủy sản tỉnh TT-Huế.
Trước đây, vợ chồng ông Nguyễn Hường, xã Quảng Công, huyện Quảng Điền chủ yếu độc canh con tôm. Sau nhiều vụ thua lỗ vì tôm bị dịch bệnh, ông Hường đã mạnh dạn tìm hướng đi riêng cho mình.
Với diện tích trên 1ha, ông Hường đã tiến hành thả nuôi 7.000 con cá Diêu Hồng, 3.000 con cá Hồng Mỹ, 10.000 con cua và hơn 6 vạn tôm thẻ chân trắng. Việc đa dạng hóa vật nuôi trên cùng một diện tích không những góp phần cải thiện nguồn nước, mà còn hạn chế được dịch bệnh. Mô hình này giúp người dân có thể tiến hành thả nuôi quanh năm, góp phần tăng sản lượng thủy, hải sản.
Ông Nguyễn Hường, người dân xã Quảng Công cho biết: "Trước đây, khi chuyên canh con tôm sản lượng giảm hằng năm, môi trường ô nhiễm, tính rủi ro cao. Giờ đa dạng vật nuôi, cá có thể ăn lại thức ăn thừa của tôm, cua... qua đó tăng năng suất, bảo vệ môi trường".
Hiện toàn xã Quảng Công có 140ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó có 124ha thả nuôi theo mô hình đa dạng hóa vật nuôi, chủ yếu tập trung ở các thôn ven phá. Cùng với việc đa dạng vật nuôi trên cùng một diện tích, người dân còn mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, chủ động phòng chống dịch bệnh vào việc nuôi trồng. Đến nay, trung bình mỗi năm người dân nơi đây có thu từ 30-40 triệu đồng từ việc bán thủy, hải sản.
Bên cạnh đó, chính quyền xã Quảng Công còn tiến hành quy hoạch lại nò, sáo trên đầm phá Tam Giang, được người dân tích cực hưởng ứng, qua đó làm khơi thông dòng chảy, đảm bảo luồng lạch, chất lượng nguồn nước tại các khu vực thả nuôi được đảm bảo, tạo ra hướng sản xuất bền vững trong việc nuôi trồng thủy sản. Qua đó, góp phần cải thiện đời sống của người dân vùng đầm phá, vùng cát, cũng như thay đổi bộ mặt nông thôn tỉnh TT-Huế.
Có thể bạn quan tâm

Sau chuyến công tác tại Philippines tìm hiểu sâu về thị trường lúa gạo, GS.TS. Võ Tòng Xuân cho biết, hiện giá gạo trong tháng 6 ở Philippines đã tăng thêm 2-3 peso/ngày (1USD bằng 40 peso) và hiện nay, giá gạo 25% tấm đạt 27 peso (mức giá gạo do nhà nước bán ra), còn gạo của tư nhân nhập cảng thì thường bán với giá 37- 40 peso.

Vụ sản xuất dưa hấu sớm năm nay thời tiết khá thuận nên năng suất đạt khá cao, bình quân từ 26 tấn đến 30 tấn/ha. Tuy giá dưa thương phẩm đang ở mức thấp nhưng lợi nhuận thu được cũng từ 60 triệu đến 80 triệu đồng/ha chỉ sau 60 ngày gieo trồng và chăm sóc.

Do công suất nhà máy có hạn, trong khi người dân tập trung thu hoạch đồng loạt, nhất là những thời điểm dự báo thời tiết bất lợi như bão lũ nên nhà máy không thu mua hết số sắn thu hoạch được. Người dân bán cho tư thương để tiêu thụ ra ngoài địa phương khoảng 23.000 tấn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách địa phương.

Theo ông Nguyễn Lương Hiền, Chủ tịch Hội Nghề cá Thừa Thiên-Huế, đây là mô hình đồng quản lý giữa nhà nước và cộng đồng ngư dân. Việc các địa phương ven biển giao quyền khai thác mặt nước biển ven bờ giúp ngư dân tránh đánh bắt bằng các phương tiện theo lối tận thu, hủy diệt; giảm bớt chi phí trong công tác quản lý.

Trong đó, việc trồng rau màu trong nhà màng là một trong những mô hình đã và đang mang lại hiệu quả đáng kể cho nông dân. Qua đó, góp phần tăng sản lượng, nâng chất lượng nông sản cũng như đóng góp tích cực trong quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh.