Đa Dạng Hóa Vật Nuôi Hướng Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững

Đa dạng hóa các loại thủy sản nuôi, cùng với việc nắm bắt thị trường kết hợp với khoa học kỹ thuật đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cho người nuôi trồng thủy sản tỉnh TT-Huế.
Trước đây, vợ chồng ông Nguyễn Hường, xã Quảng Công, huyện Quảng Điền chủ yếu độc canh con tôm. Sau nhiều vụ thua lỗ vì tôm bị dịch bệnh, ông Hường đã mạnh dạn tìm hướng đi riêng cho mình.
Với diện tích trên 1ha, ông Hường đã tiến hành thả nuôi 7.000 con cá Diêu Hồng, 3.000 con cá Hồng Mỹ, 10.000 con cua và hơn 6 vạn tôm thẻ chân trắng. Việc đa dạng hóa vật nuôi trên cùng một diện tích không những góp phần cải thiện nguồn nước, mà còn hạn chế được dịch bệnh. Mô hình này giúp người dân có thể tiến hành thả nuôi quanh năm, góp phần tăng sản lượng thủy, hải sản.
Ông Nguyễn Hường, người dân xã Quảng Công cho biết: "Trước đây, khi chuyên canh con tôm sản lượng giảm hằng năm, môi trường ô nhiễm, tính rủi ro cao. Giờ đa dạng vật nuôi, cá có thể ăn lại thức ăn thừa của tôm, cua... qua đó tăng năng suất, bảo vệ môi trường".
Hiện toàn xã Quảng Công có 140ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó có 124ha thả nuôi theo mô hình đa dạng hóa vật nuôi, chủ yếu tập trung ở các thôn ven phá. Cùng với việc đa dạng vật nuôi trên cùng một diện tích, người dân còn mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, chủ động phòng chống dịch bệnh vào việc nuôi trồng. Đến nay, trung bình mỗi năm người dân nơi đây có thu từ 30-40 triệu đồng từ việc bán thủy, hải sản.
Bên cạnh đó, chính quyền xã Quảng Công còn tiến hành quy hoạch lại nò, sáo trên đầm phá Tam Giang, được người dân tích cực hưởng ứng, qua đó làm khơi thông dòng chảy, đảm bảo luồng lạch, chất lượng nguồn nước tại các khu vực thả nuôi được đảm bảo, tạo ra hướng sản xuất bền vững trong việc nuôi trồng thủy sản. Qua đó, góp phần cải thiện đời sống của người dân vùng đầm phá, vùng cát, cũng như thay đổi bộ mặt nông thôn tỉnh TT-Huế.
Có thể bạn quan tâm

Thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) là địa phương phát triển về nuôi thủy sản nước ngọt, với diện tích ương nuôi cá giống khoảng 350 ha, có nhiều đối tượng được bà con quan tâm nuôi như tai tượng, trê lai, diêu hồng, rô phi, cá sặc rằn, cá tra... Trong đó, cá tai tượng là một trong những đối tượng có nhiều lợi thế như: thịt ngon, dễ tiêu thụ, giá bán cao, nên cá tai tượng đang được bà con đầu tư nuôi từ khâu nuôi cá bố mẹ cho đẻ, đến ương cá giống, nuôi cá thịt.

Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Ngọc Hải, Lý Văn Khánh và Trần Thị Thanh Hiền, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu sử dụng rong bún (Enteromorpha sp.) làm thức ăn cho cá nâu (Scatophagus argus). Kết quả nghiên cứu cho thấy rong bún có thể được sử dụng thay thế một phần thức ăn viên, góp phần cải thiện chất lượng nước, giảm chi phí thức ăn và nâng cao thu nhập cho người nuôi.

Với trăn trở giảm sức lao động cho bà con ngư dân, cải thiện lối câu truyền thống, ba bạn trẻ Lê Văn Hoàng (1986), Phan Thành Nhân (1986) và Nguyễn Văn Xuân (1984) đã sáng tạo ra “Máy kéo câu” (hay còn gọi là “Máy tời thu câu”) phục vụ ngư dân Đà Nẵng.

Cá diêu hồng còn gọi là rô phi đỏ, là loài khá dễ nuôi và cho năng suất cao khi được nuôi trong lồng bè. Mặc dù trong mùa đông, thời tiết lạnh tại miền Bắc có thể làm cá chậm tăng trưởng, nhưng với thời gian nuôi ngắn- khoảng 5 tháng, thì đây vẫn là hướng phát triển thủy sản tiềm năng.

Hơn 3 năm gắn bó với nghề ương, vèo cua giống, anh Đoàn Văn Tuyên đã tạo lập uy tín, khẳng định “thương hiệu” cho chính mình và Tổ hợp tác (THT) ương, vèo cua giống ấp Cái Trăng, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn.