Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đa Dạng Hóa Nguồn Huy Động

Đa Dạng Hóa Nguồn Huy Động
Ngày đăng: 04/06/2013

Toàn huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đang tập trung xây dựng NTM và phấn đấu về đích vào năm 2015.

Với phương châm đa dạng hóa các nguồn huy động để đảm bảo vốn đầu tư làm NTM, Hòa Vang đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tổ chức trong và ngoài thành phố...

Hòa Vang là huyện nông nghiệp duy nhất của TP.Đà Nẵng. Sự hỗ trợ mà Hòa Vang nhận được thể hiện qua việc đầu tư trực tiếp xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã theo quy hoạch của chương trình xây dựng NTM.

Xây dựng hạ tầng dựa vào xã hội hóa

Trong những năm qua, các nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng NTM cho huyện Hòa Vang đã lên nhiều tỷ đồng. Việc đầu tư, hỗ trợ nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đã giúp một số tiêu chí xây dựng NTM tại các xã hoàn thành trước thời hạn. Trong 19 tiêu chí quốc gia về NTM, có 4 tiêu chí liên quan đến đời sống nông dân là: Thu nhập; Hộ nghèo; Cơ cấu lao động và Hình thức tổ chức sản xuất. Đây là những tiêu chí mà người thực hiện nó trực tiếp là nông dân và muốn thực hiện được cần phải có vốn cho nông dân. Họ cần vốn để phát triển chăn nuôi, phát triển kinh tế vườn, rừng và các dịch vụ khác...

Trong khi đó, theo số liệu tổng hợp của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Hòa Vang, trung bình mỗi xã hiện cần khoảng 25 - 30 tỷ đồng/năm cho vay các chương trình hộ nghèo; giải quyết việc làm; học sinh-sinh viên; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; sản xuất kinh doanh vùng khó khăn... Như vậy, mỗi năm toàn huyện cần đến hàng trăm tỷ đồng để phát triển kinh tế, xóa nghèo, tăng thu nhập và ổn định đời sống.

Ngoài các nguồn vốn mà nông dân tự có hoặc đi vay từ các ngân hàng để phát triển kinh tế, các nhà đầu tư còn có thể đưa vốn cho nông dân bằng cách ủy thác cho vay qua Ngân hàng CSXH huyện. Việc ủy thác cho vay qua Ngân hàng CSXH huyện vừa bảo toàn được nguồn vốn, vừa tạo cho ND có ý thức phát triển kinh tế để trả nợ.

Ủy thác cho vay qua ngân hàng

Nguồn kinh phí mà nhà đầu tư có kế hoạch hỗ trợ xây dựng NTM Hòa Vang từ năm 2013-2015 có thể được chia thành hai khoản mục: Một là đầu tư trực tiếp để xây dựng cơ sở hạ tầng, mua và hỗ trợ cây trồng, con vật nuôi; Hai là dành một khoản cho nông dân vay để tạo vốn sản xuất tăng thu nhập. Nguồn vốn cho vay sẽ được thu hồi và hỗ trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc tiếp tục cho vay.

Nguồn vốn xây dựng NTM ủy thác cho vay theo hai hình thức: Nhà đầu tư ủy thác trực tiếp cho Ngân hàng CSXH có sự chứng kiến của UBND huyện; Nhà đầu tư hỗ trợ cho Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện, Ban chỉ đạo xây dựng NTM trích ra một khoản để ủy thác cho vay. Nguồn vốn ủy thác cho vay của Chương trình xây dựng NTM không nhất thiết phải dàn trải ra toàn huyện mà tập trung cho một số đối tương, một hoặc vài xã, HTX do nhà đầu tư và Ban chỉ đạo NTM yêu cầu.

Việc ủy thác cho vay qua Ngân hàng CSXH được thực hiện theo hợp đồng thỏa thuận giữa bên ủy thác (nhà đầu tư) và bên nhận ủy thác (Ngân hàng CSXH). Lãi suất cho vay thực hiện theo sự thống nhất của bên ủy thác và thường bằng hoặc thấp hơn lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ (có thể cho vay với lãi suất bằng không). Lãi thu được để trang trải chi phí và bù đắp rủi ro do khách quan.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Khai Thác Thuỷ Sản Lưới Đăng Ở Tổ Hợp Tác Đầm Chông Hiệu Quả Khai Thác Thuỷ Sản Lưới Đăng Ở Tổ Hợp Tác Đầm Chông

Hơn mười năm qua, Tổ hợp tác (THT) Đầm Chông thuộc làng biển Mỹ Tân (xã Thanh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận) luôn bám biển, phát huy nghề truyền thống đánh bắt thuỷ sản bằng lưới đăng hiệu quả, tạo công ăn việc làm và ổn định thu nhập cho hàng chục lao động địa phương.

08/07/2014
Chăn Nuôi Ứng Dụng Công Nghệ Cao Hiệu Quả Ổn Định, Thân Thiện Môi Trường Chăn Nuôi Ứng Dụng Công Nghệ Cao Hiệu Quả Ổn Định, Thân Thiện Môi Trường

Ngoài việc phải bảo đảm điều kiện cách xa khu dân cư, quy trình chăn nuôi khép kín, mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao còn được chính quyền địa phương ủng hộ nhờ hiệu quả ổn định nên bà con nông dân xã Cây Trường, huyện Bàu Bàng (Bình Dương) rất an tâm đầu tư thực hiện mô hình này.

17/06/2014
Tình Hình Bệnh Trên Gia Súc, Gia Cầm Vẫn Diễn Biến Phức Tạp Tình Hình Bệnh Trên Gia Súc, Gia Cầm Vẫn Diễn Biến Phức Tạp

Để chủ động phòng bệnh, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thuỷ sản tiếp tục tăng cường công tác triển khai phòng chống dịch trên toàn tỉnh, song song đó thực hiện tiêm phòng, quản lý tốt các hoạt động giết mổ, bày bán, tiêu thụ gia súc, gia cầm.

08/07/2014
Mô Hình Trồng Rau An Toàn Trên Đất Cù Lao Mô Hình Trồng Rau An Toàn Trên Đất Cù Lao

Sau những năm tháng trồng rau thuê ở thành phố Hồ Chí Minh, anh Nguyễn Văn Chiêu, ấp Phước Hòa A, thị trấn Cù Lao Dung (huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng) trở về quê hương và áp dụng mô hình trồng rau theo hướng an toàn để phát triển kinh tế gia đình và bước đầu anh đã thành công.

08/07/2014
Cây Vải Phương Nam Phát Huy Hiệu Quả Kinh Tế Cây Vải Phương Nam Phát Huy Hiệu Quả Kinh Tế

Mặc dù, năm nay vải Phương Nam (TP Uông Bí, Quảng Ninh) không được mùa so với mọi năm, nhưng những người trồng vải ở đây vẫn vui, vì giá vải mùa này khá ổn định; không những thế, bà con còn thêm một niềm vui nữa, đó là lần đầu tiên vải chín sớm Phương Nam có thương hiệu riêng trên thị trường tiêu thụ...

17/06/2014