Đã có giải pháp kiểm soát bệnh sâu đục trái trên cây bưởi

Cụ thể, sử dụng biện pháp bao trái phòng trừ được sâu đục trái (giảm 20% so với không bao trái); ngăn ngừa được nhện đỏ, bọ trĩ và bọ xít muỗi... Biện pháp này cũng giúp giảm số lần phun thuốc từ 10 - 11 lần so với không bao trái, giảm ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe cho nông dân, bảo vệ nguồn thiên địch có lợi trên vườn bưởi …
Bưởi da xanh trồng tại xã Sông Xoài, huyện Tân Thành hiện có năng suất trên 105 tạ/ha; hàng năm đã cung cấp cho thị trường khoảng 400 tấn bưởi da xanh. Hiện tại, ngành nông nghiệp đã quy hoạch vùng sản xuất bưởi tập trung và hỗ trợ xây dựng dự án VietGap cho HTX bưởi da xanh Sông Xoài để tăng hiệu quả sản xuất và kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm

Với mục tiêu xây dựng và phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn “từ nông trại đến bàn ăn” theo dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi (Lifsap), Hải Phòng đạt kết quả tốt về xây dựng các nhóm GAHP và vùng chăn nuôi VietGap. Tuy nhiên, việc triển khai một số hợp phần khác của dự án vẫn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là các hợp phần xây dựng cơ sở giết mổ an toàn, chợ an toàn thực phẩm. Ban quản lý dự án Lifsap đang triển khai các giải pháp để tăng tốc dự án.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hơn 3.200ha cây ca cao, nhưng từ đầu năm đến nay đã có hơn 600ha cây ca cao bị người dân chặt bỏ. Nguyên nhân là do cây ca cao trồng xen canh dưới tán điều bị sâu bệnh nhiều và hiệu quả không cao. Theo phản ảnh của các chủ vườn, khoảng 2 năm đầu, cây ca cao cho sản lượng khá, sau đó cây ca cao phát triển èo uột, số cây cho trái ít dần, thậm chí bị thối không thu hoạch được.

Niên vụ mía 2012 - 2013, nông dân trên địa bàn huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã trồng mới và lưu gốc được 2.700 ha mía, đạt 100% kế hoạch, tập trung ở các xã: Long Hưng, Hưng Phú, Mỹ Tú, Mỹ Thuận và Mỹ Phước.

Hàng chục năm nay, khoai mỡ đã là loại cây trồng “ăn nên làm ra” của nhiều nông dân huyện Thạnh Hóa (Long An). Nhưng với họ, vụ khoai mỡ năm nay lại là một mùa thu hoạch buồn.

Trong chuyến công tác về Bù Gia Mập (Bình Phước), chúng tôi được giới thiệu mô hình làm kinh tế mới từ cây đinh lăng của ông Hà Ngọc Oánh ở thôn Tân Lập, xã Phú Nghĩa.