Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cựu Thanh Niên Xung Phong Nỗ Lực Làm Giàu

Cựu Thanh Niên Xung Phong Nỗ Lực Làm Giàu
Ngày đăng: 17/09/2014

Thật may mắn cho chúng tôi khi đến thăm gia đình cựu thanh niên xung phong (TNXP) Hà Đức Ngọ, đội 13B, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên lúc ông mới trở về từ ruộng lúa. Vì bình thường, ít có lúc nào ông rảnh rỗi ở nhà mà luôn chân luôn tay làm đủ việc.

Rửa vội chân tay, ông mời chúng tôi vào trong căn nhà rộng rãi, khang trang. Bên chén chè xanh còn nghi ngút khói, lão nông Hà Đức Ngọ chậm rãi kể cho chúng tôi nghe câu chuyện đời mình.

Tham gia lực lượng TNXP năm 1972, ông cùng đồng đội chẳng ngại gian nan theo bộ đội vào Nam, ra Bắc. Hòa bình lập lại, ông công tác ở nhiều nơi rồi về làm cán bộ Ty Giao thông Lai Châu (cũ). Năm 1982, vào thời điểm bao cấp còn khó khăn, ông quyết định rời nhà nước ra làm kinh tế. Lúc bấy giờ, đội 13B, xã Thanh Luông ngày nay chỉ là 7ha đất hoang mọc toàn cỏ dại.

Ông cùng với vợ là bà Hoàng Thị Hanh bổ nhát cuốc đầu tiên khai phá đất này. Ngày đầu gian khổ, một mình ông ngày đêm khai phá. Rồi dần dần người thân, họ hàng đến sinh sống cạnh ông thành xóm, thành làng. Vượt qua những khó khăn, bằng nỗ lực của bản thân mình, đến nay, ông là chủ của gần 1.000m2 vườn cây, ao cá, 1.200m2 rau màu, gần 5.000m2 ruộng lúa 2 vụ mỗi năm cho thu nhập gần 100 triệu đồng.

Chia sẻ về kinh nghiệm làm giàu, ông Hà Đức Ngọ, cho biết: Ngày mới về đồng bãi hoang vu nhưng nhận thấy đất đai ở đây màu mỡ, có thể phát triển trồng trọt được nên ông cùng vợ con nỗ lực khai hoang.

Ban đầu chỉ trồng ngô, khoai nhưng dần dần theo nhu cầu của thị trường, gia đình ông chuyển sang trồng rau xanh cung cấp cho các chợ trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ. Với hơn 1.200m2 đất vườn, mùa nào thức ấy, gia đình ông trồng nhiều loại rau (rau cải, rau muống…), hành và một số loại rau thơm khác.

Vào thời điểm rau được giá, mỗi ngày gia đình ông thu hoạch bán cho tư thương ở các chợ Trung tâm I, chợ tạm Mường Thanh... hơn 1 tạ rau các loại, thu về 1,5 – 2 triệu đồng. Đất vườn nhà rộng, ông trồng thêm một số cây ăn quả như cam, chanh, bưởi Mỹ, bưởi da xanh… để sử dụng và bán vào những dịp lễ, tết. Gần 5.000m2 ruộng 2 vụ, ngoài đảm bảo lương thực phục vụ cho gia đình, ông còn gieo cấy giống lúa Tám thơm đặc sản, bán ra thị trường.

Đồng thời, nhận thấy tiềm năng từ mô hình VAC, ông quyết định đào ao thả cá, xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn. Tận dụng các phế phẩm từ thu hoạch lúa, rau ông nuôi thêm gà, ngan… vừa làm thực phẩm cho gia đình vừa có hàng hóa bán thêm, góp phần tăng thu nhập. Bên cạnh đó, ông nuôi trâu sinh sản, mỗi năm xuất bán 2 – 3 nghé con, thu về cả chục triệu đồng.

Ngoài chăm lo phát triển kinh tế gia đình, với cương vị nhiều năm là Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ thôn, ông Hà Đức Ngọ còn tích cực vận động người dân đội 13B, xã Thanh Luông phát triển kinh tế, làm giàu cho quê hương. Những hộ gia đình gặp khó khăn về kỹ thuật trồng, chăm sóc rau đều được ông chia sẻ kinh nghiệm, nhiệt tình chỉ bảo, động viên.

Cựu TNXP Hà Đức Ngọ là tấm gương sáng về sự cần cù, chịu khó, nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Theo ông Ngọ, bí quyết để làm giàu là phải siêng năng, chăm chỉ và biết nắm bắt xu thế thị trường. Với ông, lao động không chỉ để phát triển kinh tế mà còn là niềm vui trong cuộc sống.


Có thể bạn quan tâm

Ngọt Ngào Bưởi Lương Phong Ngọt Ngào Bưởi Lương Phong

Những ngày này, khách hàng tấp nập về xã Lương Phong (Hiệp Hoà- Bắc Giang) thu mua bưởi Diễn đưa đi tiêu thụ khắp nơi trong cả nước. Những trái bưởi vàng tươi, thơm ngát giữa cái rét đậm cuối năm mang lại niềm vui cho người dân nơi đây.

21/11/2013
Đảng Viên Phạm Văn Xô Gương Mẫu Đi Đầu Đảng Viên Phạm Văn Xô Gương Mẫu Đi Đầu

Là đảng viên trẻ, gánh vác trọng trách tuyên truyền, vận động nông dân phát triển kinh tế, anh luôn đi đầu trong phong trào sản xuất, tìm hướng đi mới cho kinh tế của thôn, trong đó phát triển mạnh các loại cây rau màu chế biến xuất khẩu. Cùng đó, anh lãnh đạo nhân dân duy trì sản xuất lạc đông, trực tiếp tổ chức sản xuất, thu mua và bao tiêu sản phẩm.

21/11/2013
Quyết Chí Lập Nghiệp Trên Quê Hương Quyết Chí Lập Nghiệp Trên Quê Hương

Cần cù lao động, không ngừng tìm hiểu đưa vào thị trường những sản phẩm mộc dân dụng mới, Nguyễn Văn Toàn (ảnh), Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) đồ gỗ mỹ nghệ Toàn Thịnh đã góp phần xây dựng vùng quê Trung Đồng, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) ngày càng trù phú. Anh vinh dự là một trong ba gương mặt trẻ tiêu biểu của tỉnh nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2012 do Trung ương Đoàn trao tặng.

21/11/2013
Đồng Tâm Xây Dựng Nông Thôn Mới Đồng Tâm Xây Dựng Nông Thôn Mới

Ngồi trò chuyện cùng tôi, ông Xưởng nguyên là Trưởng phòng Hành chính Nông Trường Yên Thế nhắc tới một câu chuyện gợi lại một thời khốn khó của Nông Trường mà cũng là khó khăn chung của cả đất nước. Nông Trường Yên Thế được thành lập ngày 3-1-1966, với tên gọi ban đầu là Nông Trường Quốc Doanh Yên Thế (tách ra từ Nông Trường Quốc Doanh Bố Hạ). Trải qua bao thăng trầm, tới ngày 6-11-2008 thì Nông Trường giải thể để thành lập xã Đồng Tâm. Để có cái tên Đồng Tâm là cả một sự trăn trở của bao người. Anh Dương Văn Thế, Chủ tịch UBND xã tâm sự cùng tôi: “Đảng ủy bàn bạc tìm được tên rồi còn tranh thủ xin ý kiến của các đảng viên lão thành, những cán bộ chủ chốt của Nông Trường nay đã về hưu.” Mọi người thống nhất với tên mới Đồng Tâm. Một cái tên gợi lên bao điều: Là ý chí quyết tâm của Đảng bộ với 200 đảng viên; là sự đồng lòng chung sức của cả một xã mới với 788 hộ và 2.651 nhân khẩu.

21/11/2013
Phụ Nữ Làm Kinh Tế Giỏi Phụ Nữ Làm Kinh Tế Giỏi

Cùng với việc xây dựng ổn định đời sống văn hóa, chị em phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong các phong trào ở địa phương nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Một trong những tấm gương đó là chị Nguyễn Thị Huấn - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ dân phố Vĩnh Ninh 2, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang Chị Nguyễn Thị Huấn bắt đầu chuyển đổi từ nghề nông sang nghề trồng hoa, trồng đào từ năm 2005. Được biết, trước kia kinh tế gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Sau khi Thành phố mở rộng thu hồi đất, gia đình chị bắt đầu đi thuê đất làm kinh tế gia đình, và chuyển sang trồng đào, trồng hoa mỗi năm thu được gần trăm triệu đồng.

21/11/2013