Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cứu ốc hương

Cứu ốc hương
Ngày đăng: 29/09/2015

Qua những nơi tôi đến và ghi nhận được, năm nay để nuôi thắng lợi được vụ tôm, vụ ốc đòi hỏi rất nhiều yếu tố.

Anh Nguyễn Văn Dương, người có kinh nghiệm nuôi ốc hương hơn 5 năm nay ở xã Ninh Thọ, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) tâm sự:

“Gần đây nghề nuôi ốc hương bấp bênh lắm. Giá ốc lên xuống thất thường như thị trường chứng khoán, còn dịch bệnh thì phát sinh rất nhiều”.

Anh Dương đi ra đống vỏ ốc hương bốc lên một vốc, nói:

“Năm ngoái, ao tôi chết cỡ 5 tấn ốc, thiệt hại gần 500 triệu đồng. Những con ốc cỡ này chết uổng lắm. Nếu các anh đi vào đợt ốc chết thì đứng đây không chịu nổi mùi hôi thối đâu, dân phải chở lên núi mà đổ”.

Dẫu vậy, nghề nuôi ốc hương vẫn luôn hấp dẫn vì nó mang lại lợi nhuận cao, không chiếm nhiều diện tích và thời gian nuôi chỉ 5 - 6 tháng. Hiện tại, anh Nguyễn Văn Dương đang nuôi 1 ha ốc hương, đổ vốn đầu tư vào đó khoảng 500 triệu đồng và hy vọng sẽ thắng lợi trong vụ nuôi này.

Hôm tôi đến, giá ốc hương đang ở mức 180.000 đ/kg, loại 150 con/kg.

Theo anh Dương, nếu giữ được giá 180.000 đ/kg là có lời vì giá thành chỉ khoảng 100.000 đ/kg, nuôi trong vòng 5 đến 6 tháng. Có thời điểm giá ốc hương rớt thấp nhất là 110.000 đ/kg vào năm 2010. Năm ngoái, lúc giá xuống thấp nhất là 130.000 đ/kg.

Có lẽ vì vậy, mà cầu mong của người nuôi ốc là trúng giá còn hơn trúng mùa.

Bằng kinh nghiệm nuôi ốc hương của anh mình, anh Dương cho biết:

Ốc hương nuôi được hai vụ/năm với điều kiện vùng nuôi sạch, không bị ảnh hưởng bởi nước ngọt, độ mặn 25 - 35 phần nghìn, pH 7,5 - 8,5, nhiệt độ 26 - 30 độ C. Nuôi ốc hương thả con giống đạt tỷ lệ sống 85% là tuyệt vời, năm nay ai giỏi mới đạt 70%.

Mật độ thả 300 con/m2, kích cỡ con giống 10.000 - 15.000 con/kg.

Mực nước trong ao nuôi từ 0,8 - 1,5 m, có hệ thống cấp thoát nước thuận lợi. Thức ăn ưa thích của chúng là động vật thân mềm, nhuyễn thể, cá tạp. Nếu nuôi đạt, khoảng 5 tháng là được thu hoạch với trọng lượng từ 90 - 120 con/kg".

Anh Nguyễn Ngọc Thạnh, Giám đốc Cty Mega cho rằng: 

"Theo nghiên cứu, bệnh sưng vòi do trùng lông Ciliophora gây ra.

Con trùng lông này tấn công vào cơ quan tiêu hóa và cơ quan hô hấp làm ốc bỏ ăn trong thời gian dài, nghiêm trọng hơn làm ốc khó thở và chết.

Vi khuẩn, nấm, virus tấn công vào những vùng bị tổn thương ở ống tiêu hóa và đường hô hấp làm ốc bỏ ăn và chết.

Nguyên tắc trị bệnh sưng vòi cho ốc hương là “trong uống ngoài thoa”.

Được biết, từ năm 2010 trở về trước, không ít ngư dân miền Trung làm giàu từ nuôi ốc hương, nhưng đến thời điểm này việc nuôi tiếp, không còn dễ dàng nữa. Gần đây, ốc hương xuất hiện sưng vòi dẫn đến ốc bỏ ăn và lăn ra chết.

Theo người nuôi, ốc hương trước khi chết có triệu chứng thè lưỡi mà vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như cách phòng trị hữu hiệu. Người nuôi ốc chỉ phỏng đoán rằng, nguyên nhân có thể là do môi trường thay đổi và nguồn nước ô nhiễm.

Anh Nguyễn Ngọc Thịnh, “thổ địa” ở đây chia sẻ: "Ninh Thọ là nơi có độ mặn rất tốt để nuôi ốc hương, mùa mưa nuôi cũng được. Ốc hương ưa những vùng nước có độ mặn cao.

Tuy nhiên, những năm qua dịch bệnh tôm, ốc chết nhiều, ngoài các nguyên nhân khách quan có một phần do tâm lý người nuôi thấy bệnh là bái tứ phương.

Ai chỉ gì làm nấy, loạn xạ cả lên, bệnh không khỏi mà còn tốn tiền".

Trước diễn biến dịch bệnh trên ốc hương ngày càng phức tạp, sau khi nghiên cứu thử nghiệm, Cty Mega đã về vùng nuôi ốc hương hướng dẫn và đưa ra phác đồ điều trị cho người nuôi bước đầu đem lại kết quả thật khả quan. Tâm lý người nuôi cũng tự tin hơn rất nhiều trong việc quản lý dịch bệnh tại ao nuôi của mình.

Tuy nhiên, do quá nôn nóng nên nhiều người vẫn chưa tuân thủ theo phác đồ điều trị.

Anh Nguyễn Văn Dương, một trong những hộ được hướng dẫn làm theo phác đồ điều trị của Cty Mega chia sẻ:

"Trước đó, hai đìa nuôi ốc hương của tôi có dấu hiệu bị bệnh sưng vòi bỏ ăn, tôi đã dùng nhiều loại thuốc nhưng không hiệu quả lắm.

Sau đó, được Cty Mega tư vấn cho dùng sản phẩm của Cty và đưa ra phác đồ điều trị. Sau khi dùng sản phẩm này, qua kiểm tra tỉ lệ ốc chết trong ao hãm lại nhiều, chỉ còn 5 - 7 con/đìa".

Hiện nay, anh Dương vẫn đang theo dõi tình hình diễn biến của dịch bệnh và hy vọng vụ nuôi này sẽ thắng lợi.


Có thể bạn quan tâm

Lô quả vải tươi đầu tiên của Việt Nam đã vào thị trường Canada Lô quả vải tươi đầu tiên của Việt Nam đã vào thị trường Canada

Lô vải quả tươi đầu tiên từ Việt Nam đã được đưa đến Canada tối 10/6 bằng đường hàng không.

15/06/2015
Chuỗi dự án chăn nuôi phát triển đồng bộ và khép kín Chuỗi dự án chăn nuôi phát triển đồng bộ và khép kín

Chỉ trong vòng 10 năm, Hà Tĩnh đã phát triển tương đối hoàn chỉnh ngành chăn nuôi lợn siêu nạc (LSN) có quy mô lớn nhất miền trung. Đây được xem là chuỗi phát triển đồng bộ và khép kín từ khâu sản xuất con giống, đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm và thức ăn chăn nuôi (TĂCN).

15/06/2015
Hiệu quả từ mô hình trồng bắp nuôi bò Hiệu quả từ mô hình trồng bắp nuôi bò

Mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò hay còn gọi là mô hình 2 B “bắp-bò” là một trong những mô hình được người dân áp dụng phổ biến hiện nay, đem lại hiệu quả kinh tế cao so với trồng lúa. Bởi đặc điểm của loại hoa màu này là thời gian sinh trưởng khá ngắn, mỗi năm nông dân có thể sản xuất từ 3 - 5 vụ.

15/06/2015
Đào ao… lấy nước trồng cỏ nuôi bò Đào ao… lấy nước trồng cỏ nuôi bò

Nắng nóng kéo dài, cỏ trồng bị héo úa, người dân ở các xã ven biển huyện Tuy An (Phú Yên) phải đào ao lấy nước tưới cỏ, đảm bảo nguồn thức ăn cho bò. Có gia đình đầu tư hệ thống tưới nước tự động bằng béc (vòi phun) tưới cỏ để có thức ăn cho bò trong mùa nắng hạn.

15/06/2015
Cần tiếp sức người nuôi bò Cần tiếp sức người nuôi bò

Những năm qua, nghề chăn nuôi bò đã giúp nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh An Giang “xóa đói giảm nghèo”. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, cuộc sống của họ đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình, bởi tổng đàn bò tăng không đáng kể, lợi nhuận tàm tạm, cuộc sống giậm chân tại chỗ…

15/06/2015