Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cựu Chiến Binh Mường Ảng Tích Cực Tham Gia Phát Triển Cây Cà Phê

Cựu Chiến Binh Mường Ảng Tích Cực Tham Gia Phát Triển Cây Cà Phê
Ngày đăng: 22/10/2014

Mường Ảng là huyện trọng điểm nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây cà phê của tỉnh. Cà phê đã trở thành cây mũi nhọn góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho nhân dân các dân tộc trong huyện.

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cựu chiến binh (CCB) gương mẫu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng” của Hội Cựu chiến binh cùng chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Hội Cựu chiến binh Mường Ảng đã phát động thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng từ cây cà phê. Phong trào đã mang lại hiệu quả tích cực, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự và môi trường sinh thái trên địa bàn.

Với 1.240 hội viên, sinh hoạt ở 11 cơ sở Hội thuộc 102 chi hội, phong trào thi đua phát triển cây cà phê ngày càng lan rộng. Trong đó, hội, chi hội CCB trên địa bàn coi trọng công tác tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân loại bỏ giống cây cà phê cũ năng suất thấp để thay thế bằng giống cà phê chè catimo.

Gia đình hội viên cũng tận dụng quỹ đất có thể cải tạo để trồng cà phê. Hiện nay, toàn huyện có 225/1.240 gia đình hội viên CCB tham gia trồng cà phê với diện tích trên 500ha. Hội CCB và Phòng Lao động – Thương binh xã hội huyện phối hợp tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc sau thu hoạch nên chất lượng, sản lượng cà phê hàng năm tăng lên rõ rệt.

Nhờ cây cà phê, nhiều gia đình hội viên CCB đã thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, thu nhập hàng năm (đã trừ chi phí) đạt từ 200 – 300 triệu đồng. Nổi bật trong phong trào có CCB Mùa Súa Tòng, hội viên Chi hội CCB xã Ẳng Nưa. Gia đình ông Tòng trồng 4ha cà phê kết hợp chăn nuôi; hàng năm thu nhập trên 300 triệu đồng. Gia đình CCB Lường Văn Pản, ở xã Ẳng Nưa có 5ha cà phê.

Bằng vốn tích lũy từ thu bán cà phê, gia đình ông đã giúp đỡ 10 hội viên cùng bản có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để phát triển kinh tế gia đình. CCB Lường Văn Tịu, hội viên CCB xã Ẳng Tở có trên 7ha cà phê; ngoài giúp hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn còn tạo việc làm ổn định cho từ 15 – 20 người thân của hội viên CCB trong xã...

Phát triển kinh tế theo mô hình trồng cây cà phê giúp CCB Lò Văn É, chi bộ bản Giáng, xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng có nguồn thu nhập ổn định từ 80 - 100 triệu đồng/năm.

Thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu từ cây cà phê cùng sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, tỷ lệ hộ nghèo của hội viên CCB các xã, thị trấn huyện Mường Ảng giảm từ 7 – 8%/năm/tổng số hội viên. Ngày mới thành lập huyện (năm 2007), tỷ lệ gia đình hội viên nghèo chiếm 56,8%, đến nay giảm còn 21,9%.

Tinh thần đồng chí, đồng đội luôn được Hội CCB huyện Mường Ảng khơi dậy thông qua phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Đặc biệt, từ vận động gia đình hội viên phát triển cây cà phê, Hội CCB Mường Ảng đã góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên. Hội đã và đang cùng nhân dân các dân tộc trong huyện thực hiện hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.


Có thể bạn quan tâm

Tìm Hiểu Nghề Nuôi Trai Cấy Ngọc - Thêm Một Trải Nghiệm Mới Về Vịnh Hạ Long Tìm Hiểu Nghề Nuôi Trai Cấy Ngọc - Thêm Một Trải Nghiệm Mới Về Vịnh Hạ Long

Nếu có dịp tham quan Vịnh Hạ Long, du khách hãy thử một lần theo tàu ra thăm ngư trường nuôi trai cấy ngọc trên biển Hạ Long (nằm ở khu vực gần hang Bồ Hòn), chắc chắn bạn sẽ cảm thấy ngỡ ngàng thích thú bởi không chỉ vì cảnh đẹp nơi này mà còn có cơ hội tìm hiểu thêm về công việc nuôi trai cấy ngọc...

04/11/2013
Ngành Chăn Nuôi Điêu Đứng Vì Dự Báo Kém? Ngành Chăn Nuôi Điêu Đứng Vì Dự Báo Kém?

Hiện giá lợn hơi chỉ còn trên dưới 37.000 đồng/kg, trung bình người chăn nuôi lỗ gần 10.000 đồng/kg lợn hơi. Đối với gà lông, giá cũng giảm từ 10.000 đồng tới 12.000 đồng/kg. Giá sản phẩm chăn nuôi của chúng ta đang thấp hơn Thái Lan từ 5000 - 6000 đ/kg; Trung Quốc gần 10.000 đ/kg.

23/04/2013
Thành Công Từ Nuôi Sò Huyết Trong Vuông Tôm Thành Công Từ Nuôi Sò Huyết Trong Vuông Tôm

Mô hình nuôi sò huyết luân canh trong vuông tôm được ông Lâm Văn Liêm, ấp Công Điền, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) áp dụng thành công. Từ mô hình này, nhiều hộ dân tham quan học hỏi và áp dụng.

04/11/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật

Nuôi ong lấy mật không phải là nghề mới ở Bắc Ninh. Trong nhiều năm qua, nghề này chưa có bước phát triển đáng kể bởi những người nuôi ong trong tỉnh chủ yếu vẫn nuôi với hình thức nhỏ lẻ, sản phẩm để phục vụ nhu cầu gia đình là chính. Vài năm gần đây, diện tích vườn đồi, rừng và trang trại trồng trọt của tỉnh đã tăng lên đáng kể, cây cối phát triển xanh tươi, trong đó có nhiều loại cây là nguồn mật cho ong... Một số hộ nông dân tại các địa phương như Phật Tích, Việt Đoàn (Tiên Du), Nam Sơn (T.P Bắc Ninh) và Tân Lãng (Lương Tài)... đã biết tận dụng cơ hội phát triển nghề nuôi ong và đem lại nguồn thu nhập cao, trong khi chi phí đầu tư không lớn.

04/11/2013
Cây Sen Hiệu Quả Kinh Tế Và Giải Quyết Việc Làm Ở Đồng Tháp Cây Sen Hiệu Quả Kinh Tế Và Giải Quyết Việc Làm Ở Đồng Tháp

Nhiều năm đứng trên đất lúa ở huyện Tháp Mười, Cao Lãnh (Đồng Tháp)... cây sen đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

23/04/2013