Cựu Chiến Binh Mường Ảng Tích Cực Tham Gia Phát Triển Cây Cà Phê

Mường Ảng là huyện trọng điểm nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây cà phê của tỉnh. Cà phê đã trở thành cây mũi nhọn góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho nhân dân các dân tộc trong huyện.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Cựu chiến binh (CCB) gương mẫu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng” của Hội Cựu chiến binh cùng chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Hội Cựu chiến binh Mường Ảng đã phát động thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng từ cây cà phê. Phong trào đã mang lại hiệu quả tích cực, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự và môi trường sinh thái trên địa bàn.
Với 1.240 hội viên, sinh hoạt ở 11 cơ sở Hội thuộc 102 chi hội, phong trào thi đua phát triển cây cà phê ngày càng lan rộng. Trong đó, hội, chi hội CCB trên địa bàn coi trọng công tác tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân loại bỏ giống cây cà phê cũ năng suất thấp để thay thế bằng giống cà phê chè catimo.
Gia đình hội viên cũng tận dụng quỹ đất có thể cải tạo để trồng cà phê. Hiện nay, toàn huyện có 225/1.240 gia đình hội viên CCB tham gia trồng cà phê với diện tích trên 500ha. Hội CCB và Phòng Lao động – Thương binh xã hội huyện phối hợp tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc sau thu hoạch nên chất lượng, sản lượng cà phê hàng năm tăng lên rõ rệt.
Nhờ cây cà phê, nhiều gia đình hội viên CCB đã thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, thu nhập hàng năm (đã trừ chi phí) đạt từ 200 – 300 triệu đồng. Nổi bật trong phong trào có CCB Mùa Súa Tòng, hội viên Chi hội CCB xã Ẳng Nưa. Gia đình ông Tòng trồng 4ha cà phê kết hợp chăn nuôi; hàng năm thu nhập trên 300 triệu đồng. Gia đình CCB Lường Văn Pản, ở xã Ẳng Nưa có 5ha cà phê.
Bằng vốn tích lũy từ thu bán cà phê, gia đình ông đã giúp đỡ 10 hội viên cùng bản có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để phát triển kinh tế gia đình. CCB Lường Văn Tịu, hội viên CCB xã Ẳng Tở có trên 7ha cà phê; ngoài giúp hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn còn tạo việc làm ổn định cho từ 15 – 20 người thân của hội viên CCB trong xã...
Phát triển kinh tế theo mô hình trồng cây cà phê giúp CCB Lò Văn É, chi bộ bản Giáng, xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng có nguồn thu nhập ổn định từ 80 - 100 triệu đồng/năm.
Thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu từ cây cà phê cùng sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, tỷ lệ hộ nghèo của hội viên CCB các xã, thị trấn huyện Mường Ảng giảm từ 7 – 8%/năm/tổng số hội viên. Ngày mới thành lập huyện (năm 2007), tỷ lệ gia đình hội viên nghèo chiếm 56,8%, đến nay giảm còn 21,9%.
Tinh thần đồng chí, đồng đội luôn được Hội CCB huyện Mường Ảng khơi dậy thông qua phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Đặc biệt, từ vận động gia đình hội viên phát triển cây cà phê, Hội CCB Mường Ảng đã góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên. Hội đã và đang cùng nhân dân các dân tộc trong huyện thực hiện hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2014, bản Nậm Nèn 1, xã Nậm Nèn, huyện Mường Chà bắt đầu xuất hiện một số mô hình nuôi tằm ăn lá sắn. Đến nay, sau hơn nửa năm, các mô hình ấy đều đang phát triển tốt, người dân đã thu hoạch được nhiều lứa tằm thịt, tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể trong thời điểm nông nhàn.

Dù mới được thành lập và đi vào hoạt động được gần 2 năm nhưng mô hình Câu lạc bộ (CLB) giống cây trồng tại xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc hỗ trợ giống, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân trong xã. CLB cũng góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống hội viên nông dân trên địa bàn.

Theo bà con nông dân, năng suất hoa màu năm nay tương đối khá nhưng giá cả bấp bênh, đặc biệt là càng gần cuối vụ, một số loại hoa màu như hành lá, ớt, bắp lai rớt giá nên bà con có lãi ít, thậm chí một số diện tích phá huề.

Hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm sạch và an toàn trở thành bức thiết đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, có một nghịch lý đang tồn tại là khi người nông dân bắt đầu sản xuất rau an toàn thì họ lại vướng phải nhiều rào cản từ thị trường tiêu thụ.

Nằm giữa vùng Đồng Tháp Mười trù phú, nổi tiếng xa gần với các đặc sản mùa nước nổi, chợ cá đồng Trường Xuân, huyện Tháp Mười là một địa điểm thú vị không những thu hút cư dân bản địa mà đây còn là điểm đến hấp dẫn đối với những ai có ý định săn đặc sản đồng quê vào mùa nước ở Đồng Tháp.