Cựu chiến binh gây dựng trang trại tiền tỷ

LTS: Chương trình bình chọn và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2015” đang được Ban tổ chức, các đơn vị khẩn trương thực hiện để tiến tới tổ chức lễ vinh danh vào tháng 10 tới nhân kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14.10.1930-14.10.2015). Từ số báo 184, Báo Nông Thôn Ngày Nay giới thiệu các chân dung nông dân được đề cử nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2015”. Chuyên mục sẽ được duy trì vào các số báo ra các ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần.
Bỏ lò vôi làm trang trại
Anh Hưởng (SN 1965), từng có 3 năm trong quân ngũ. Năm 1987 anh xuất ngũ về quê lập gia đình, làm kinh tế. Cũng như bao gia đình khác, vợ chồng anh chỉ trông chờ vào mấy mảnh ruộng, được mùa cũng chỉ đủ ăn. Để kiếm tiền nuôi con ăn học, năm 2002, anh Hưởng đấu thầu 0,7ha đất đồi gò, thùng vũng để xây lò nung vôi. Làm được gần 4 năm, vôi không còn là vật liệu xây dựng, anh đóng lò chuyển sang làm trang trại tổng hợp. Từ mảnh đất 0,7ha, anh Hưởng thuê gom được hơn 3ha nữa để xây dựng trang trại tổng hợp 4ha. Anh Hưởng dồn hết tiền tiết kiệm bấy lâu nay của gia đình, vay mượn bạn bè, anh em họ hàng để có vài trăm triệu đồng đầu tư xây dựng các khu vực chăn nuôi lợn, nuôi cá, trồng cây ăn quả. “Làm nhỏ lẻ thì không cần học hành bài bản. Nhưng nay, trong tay có 4ha đất, không thể làm tù mù được. Xác định như thế nên tôi tự học bằng đủ hình thức, học qua sách báo, tài liệu, học từ các mô hình thực tế…” - anh Hưởng thổ lộ.
Doanh thu tiền tỷ
Theo anh Hưởng, sau khi đi tham quan, học tập nhiều nơi, anh rút ra kết luận, một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công, hiệu quả của trang trại là khâu thiết kế, bố trí các khu vực chăn nuôi, trồng trọt hợp lý, khoa học. Vì vây, trên diện tích đất 4ha, anh Hưởng dành 900m2 xây hệ thống chuồng trại chăn nuôi theo quy mô hiện đại; diện tích mặt nước nuôi cá là hơn 0,8ha; diện tích vườn trồng cây ăn quả là 2,2ha… Khu chuồng hiện đang được anh Hưởng nuôi 100 con lợn nái hướng nạc; quy mô nuôi lợn thịt 700 con/lứa, mỗi năm xuất bán trung bình 4 lứa.
Khu vườn cây ăn quả đã được anh Hưởng trồng 1.000 gốc bưởi Diễn, 500 gốc ổi Đài Loan; 300 gốc mít cao sản và 500 gốc chanh. Anh Hưởng cho hay: “Điều khiến tôi và gia đình phấn khởi nhất là từ ngày bắt tay vào làm đến nay, trang trại chưa hề bị dịch bệnh gây thiệt hại lớn. Doanh thu từ vườn cây ăn quả tăng trưởng đều theo các năm. Còn chăn nuôi do biến động thị trường, có năm hòa, có năm lãi ít, có năm lãi nhiều. Cái chính là tổng nguồn thu từ trang trại có lãi để mình tiếp tục đầu tư, phát triển”. Điều anh Hưởng mong muốn hiện nay là được giao đất lâu dài để tiếp tục mạnh dạn đầu tư vào phát triển trang trại.
Có thể bạn quan tâm

Hiện các cánh đồng trong tỉnh Tây Ninh đang vào thời điểm thu hoạch lúa mùa sớm, cũng là mùa chăn nuôi vịt chạy đồng của nông dân.

Lô trứng vịt muối nói trên có tổng cộng 120.000 quả, sẽ được nhà nhập khẩu đưa vào bán tại các hệ thống siêu thị ở Brunei.

Hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững cho cộng đồng các dân tộc thiểu số từ chính thế mạnh sản xuất cây dược liệu – Thảo quả, Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hà Giang triển khai Dự án “Gia vị cuộc sống”, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.

Sáng kiến Phát triển sản xuất lúa gạo khu vực châu Á là dự án phối hợp giữa Bayer, Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh: Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang.

Những định hướng phát triển thị trường xuất khẩu, các thông tin về những khu vực thị trường trọng điểm với các mục tiêu cụ thể đã được Bộ Công Thương đưa tới các doanh nghiệp tại Hội thảo: “Thông tin thị trường và cơ chế tạo thuận lợi thương mại hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu và vận tải” diễn ra sáng nay, 17/11/2015 tại Hà Nội.