Cuối Năm Nhu Cầu Nhập Khẩu Gạo Tăng

Thị trường xuất khẩu chính trong tháng 8 là Philippines, châu Phi, Trung Quốc, Malaysia và Indonesia.
Kết quả xuất khẩu (XK) gạo tháng 8 vừa qua đạt 627.089 tấn, trị giá 270,353 triệu USD, giá XK bình quân 431,12 USD/tấn. So với cùng kỳ năm ngoái số lượng tăng 1,4%, trị giá tăng 2,94%, giá bình quân tăng 6,47 USD/tấn. Lũy kế xuất khẩu 8 tháng đầu năm đạt 4,243 triệu tấn, trị giá 1,831 tỉ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng giảm 9,17%, trị giá giảm 8,55%.
Đó là thông tin tại buổi sơ kết XK gạo tháng 8 và kế hoạch XK gạo tháng 9, do Hiệp hội Lương thực Việt Nam vừa tổ chức cuối tuần qua.
Giá lúa giảm nhẹ
Giá lúa gạo trong nước tháng 8 giảm nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn cao hơn nhiều so với tháng 6, mặc dù XK biên giới Trung Quốc bị kiểm soát và giảm mạnh, do nhu cầu thực hiện các hợp đồng đã ký còn nhiều trong khi tồn kho thấp.
Giá lúa khô tại ruộng loại hạt dài đầu tháng 9 này từ 5.400-5.950 đồng/kg, lúa thường từ 5.275-5.850 đồng/kg. Giá lúa khô tại kho doanh nghiệp loại hạt dài từ 5.650-6.100 đồng/kg, lúa thường từ 5.400 -5.950 đồng/kg. Giá gạo thành phẩm XK không bao tại mạn tàu ở cảng TP HCM, loại 5% tấm từ 9.050-9.500 đồng/kg. Giá thành bình quân lúa vụ hè thu toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Tài chính công bố là 4.370 đồng/kg. Với giá lúa hiện nay tuy có giảm nhẹ nhưng nông dân vẫn có lãi khá cao.
XK qua biên giới Trung Quốc bị kiểm soát và giảm mạnh trong 2 tháng vừa qua, kết hợp với thu hoạch chính vụ hè thu trong tháng 8 nên giá lúa gạo giảm nhẹ nhưng vẫn còn ở mức cao do các doanh nghiệp phải tiếp tục mua vào để thực hiện các hợp đồng đã ký.
Tuy nhiên, vụ hè thu cơ bản đã thu hoạch xong, nguồn cung cấp không còn nhiều và mức tồn kho thấp nên giá sẽ tăng lại trong nay mai, khi có hợp đồng XK lớn hoặc XK biên giới phục hồi trở lại. XK trong các tháng cuối năm sẽ tùy thuộc vào các hợp đồng ký mới và nguồn cân đối XK của vụ hè thu còn trong tháng 9 và vụ thu đông sắp tới.
Thị trường Đông Nam Á
Thị trường gạo thế giới đang có chiều hướng tích cực với nhu cầu tăng từ các nước Đông Nam Á trong những tháng cuối năm, kết hợp với nguồn cung cấp hạn chế vào thời gian giáp vụ mùa nên giữ giá thị trường ổn định ở mức cao.
Thái Lan, đang dẫn đầu tiến độ XK, với số lượng XK trong tháng 7 là 914.000 tấn, mức cao nhất trong 3 năm qua và khoảng 900.000 tấn trong tháng 8, lũy kế XK hiện nay khoảng 6,7 triệu tấn, tăng 64% so với cùng kỳ. Nước này đang hướng đến mục tiêu XK 10 triệu tấn trong năm nay.
Tại Ấn Độ, mùa mưa đến chậm và gieo sạ muộn, diện tích giảm nhưng riêng diện tích lúa vẫn cao hơn năm trước một ít. Theo đó, XK của nước này sẽ không giảm, đạt khoảng 9,5-9,6 triệu tấn.
Theo VFA, nhu cầu nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á sẽ quyết định xu hướng thị trường từ nay đến cuối năm. Philippines có nhu cầu nhập 500.000 tấn trong những tháng cuối năm và có khả năng sẽ nhập thêm. Indonesia, có nhu cầu nhập khẩu từ 400.000-500.000 tấn từ nay đến cuối năm. Malaysia đang chờ thực hiện các hợp đồng đã ký và thông thường nhu cầu sẽ trở lại vào cuối năm để thực hiện kế hoạch nhập khẩu cho năm sau.
Châu Phi đang gặp vấn đề nghiêm trọng đối với virus Ebola làm ảnh hưởng đến thương mại gạo với khu vực này. Trung Quốc là ẩn số cho nhu cầu từ nay đến cuối năm, sau khi đã tăng cường kiểm soát nhập khẩu, nhất là qua biên giới Việt Nam và Myanmar. Myanmar đặt mục tiêu XK 2 triệu gấn gạo trong năm nay.
Theo Cục Trồng trọt khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hiện vụ hè thu còn khoảng 300.000 ha thu hoạch trong tháng 9, tương đương sản lượng khoảng 1,650 triệu tấn lúa. Vụ thu đông đã xuống giống 600.000/800.000 ha diện tích kế hoạch, đã thu hoạch được khoảng 50.000 ha.
Có thể bạn quan tâm

Những rào cản mà các nước nhập khẩu thủy sản đưa ra trong thời gian gần đây, nhất là Luật Trang trại mà Mỹ chuẩn bị áp dụng, buộc các doanh nghiệp (DN) chăn nuôi, sản xuất cá tra trong nước có những thay đổi theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng với những tiêu chuẩn mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khó của thị trường nhập khẩu.

Trong điều kiện thời tiết hiện nay, diện tích ao nuôi tôm bị thiệt hại không đáng kể, chưa tới 1%. Tuy nhiên, địa phương cũng khuyến cáo người nuôi tôm chân trắng tuân thủ việc thả tôm giống, quản lý chất lượng nguồn nước, chăm sóc, dinh dưỡng và theo dõi sức khỏe tôm ngay từ lúc bắt đầu thả nuôi.

Từ đầu năm 2014 đến nay, hoạt động sản xuất, nuôi trồng thuỷ, hải sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình phát triển bình thường, không có dịch bệnh xảy ra.

Cách đây 4-5 năm trước, nông dân thường phải đắn đo suy nghĩ giữa việc chọn thả nuôi tôm sú (TS) hay tôm thẻ chân trắng (TTCT) trước mỗi vụ tôm mới, tuy nhiên, do vụ tôm thẻ cuối năm 2013 thắng lớn, nên hiện nay TTCT là lựa chọn số 1 của nhiều nông dân ở vùng ĐBSCL. Dù vậy, các chuyên gia ngành tôm cho rằng, nông dân không nên ồ ạt thả nuôi TTCT để tránh tình trạng "đụng hàng, rớt giá" và TS vẫn còn thị trường tiêu thụ tốt.

Trước tình hình dịch cúm gia cầm vẫn diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh An Giang yêu cầu Ban Chỉ đạo các cấp tăng cường công tác quản lý vịt chạy đồng.