Cuộc sống thêm văn minh, sung túc

Nhân dân đồng thuận
Ông Phạm Sau – Chủ tịch UBND xã Đại Phong cho biết, sau khi có chủ trương xây dựng NTM, xã đã nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo từ xã đến thôn rồi phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đoàn thể và các cấp.
“Ngay từ đầu, Đại Phong xác định phương châm xây dựng NTM là “dân biết, dân bàn, dân đóng góp và dân hưởng lợi”.
Việc sử dụng các nguồn vốn xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn đều có sự vào cuộc của người dân.
Người dân tích cực tham gia bàn bạc, giám sát các công trình, dự án.
Địa phương thì quyết toán công khai, minh bạch từng hạng mục công trình nên đã tạo được niềm tin trong nhân dân” – ông Sau chia sẻ.
Các con đường làng, ngõ xóm ở xã Đại Phong đã được xây dựng mới khang trang và sạch đẹp.
Ông Lương Văn Dương – Bí thư Chi bộ thôn Mỹ Hảo phấn khởi nói: “Chủ trương xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước rất được lòng dân, điều đó được minh chứng bằng việc những năm qua, người dân trong thôn đã đóng góp hàng ngàn ngày công để làm đường, kênh mương nội đồng.
Nhiều người còn tự nguyện hiến đất, đóng góp kinh phí để làm nhà văn hóa thôn, làm đường giao thông.
Nhờ sự đồng thuận cao như vậy nên chỉ sau mấy năm làm NTM, thôn Mỹ Hảo đã thay đổi nhanh chóng, xóm làng văn minh, hiện đại hơn, đời sống nhân dân dần được cải thiện.
Chú trọng tính bền vững các tiêu chí
Năm 2010, Đại Phong chỉ đạt 9/19 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người gần 12 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 12%.
Đến nay, Đại Phong đã cơ bản đạt 19 tiêu chí NTM, thu nhập bình quân đầu người trên 23 triệu đồng/năm, hộ nghèo giảm còn 3,66%.
Trao đổi với phóng viên, ông Sau cho biết, sau gần 5 năm triển khai xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn xã Đại Phong đã thay đổi nhanh chóng.
Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, với hệ thống trường học được tầng hóa, trạm y tế xây dựng mới khang trang, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa rộng rãi, phẳng lỳ...
Để nâng cao thu nhập cho người dân, Đại Phong đã chú trọng đầu tư hạ tầng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa.
Theo đó, xã đã xây dựng được một số cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa, vùng sản xuất hoa màu gần 100ha, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân canh tác các loại cây ngắn ngày như thuốc lá, đậu xanh, bắp..., từ đó nâng cao thu nhập.
Ông Sau so sánh: “Nếu như năm 2010, Đại Phong chỉ đạt 9/19 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người gần 12 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 12% thì đến nay, Đại Phong đã cơ bản đạt 19 tiêu chí NTM, thu nhập bình quân đầu người trên 23 triệu đồng/năm, hộ nghèo giảm còn 3,66%...”.
Ông Sau cũng cho biết thêm, việc Đại Phong đạt chuẩn NTM là bước ngoặt quan trọng, là sự khởi đầu mới của địa phương để hướng đến mục tiêu là nhân dân có đời sống sung túc, làng xã văn minh, sạch đẹp.
Tuy nhiên, chặng đường phía trước vẫn còn không ít khó khăn, thử thách.
Vẫn còn một số tiêu chí dù đã đạt nhưng chưa thật sự bền vững như môi trường, an ninh trật tự, văn hóa...
Vì vậy, trong những năm tới, Đại Phong rất cần sự quan tâm hỗ trợ đầu tư nhiều hơn nữa từ cấp trên để địa phương tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng và nâng dần các tiêu chí.
Cùng với đó, xã sẽ phát huy nhiều hơn nữa những kết quả đạt được, đồng thời huy động mọi nguồn lực đóng góp từ xã hội để nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay Phú Thọ đã thu hoạch được hơn 37 nghìn ha lúa chiêm xuân, đạt 99,5% tổng diện tích gieo cấy, năng suất ước đạt 58,6 tạ/ha; ngô đã thu hoạch gần 5.000ha/5.900ha, năng suất ước đạt 46,6 tạ/ha; lạc đã thu hoạch hơn 3.100ha/ 3.469ha, năng suất ước đạt 18,9 tạ/ha; rau các loại đã thu hoạch hơn 4.000 ha/4.220ha, năng suất ước đạt 135,7 tạ/ha.
Hiện nay, nông dân huyện Yên Lập đang tập trung làm đất gieo cấy lúa vụ mùa. Anh Nguyễn Tiến Dần ở xã Hưng Long phấn khởi nói với chúng tôi: “Năm nay nắng nóng đầu vụ cứ lo mất mùa nhưng lúa năm nay được mùa các chị ạ. Mỗi sào lúa cũng phải được trên 2 tạ”. Từ kết quả vụ chiêm xuân, Yên Lập có thêm nhiều kinh nghiệm cho sản xuất vụ mùa.

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng khô hạn dẫn đến nguy cơ thiếu nước tưới cho các vùng sản xuất, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên một số diện tích trồng lúa thiếu nước kém hiệu quả sang các loại cây trồng cạn, đặc biệt là cây bắp.

Sâm Ngọc Linh mọc chủ yếu trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc xã Trà Linh huyện Nam Trà My ở độ cao 1.200 - 2.100m. Đây là loại dược liệu cực kỳ quý hiếm nên sau 5 năm trồng và chăm sóc cho lợi nhuận hơn 30 tỷ đồng/ha. Vì thế, đây là cây thoát nghèo của người dân địa phương.

Vụ hè thu 2015, huyện Phước Sơn tổ chức sản xuất trên khoảng 40% diện tích so với tổng diện tích đông xuân 2014 - 2015. Tuy không bị áp lực cao bởi nắng hạn do vụ hè thu thường xuất hiện mưa dông, song do quản lý vận hành một số công trình thủy lợi, hồ chứa chưa tốt đã tác động không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp.