Cuộc sống thêm văn minh, sung túc

Nhân dân đồng thuận
Ông Phạm Sau – Chủ tịch UBND xã Đại Phong cho biết, sau khi có chủ trương xây dựng NTM, xã đã nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo từ xã đến thôn rồi phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đoàn thể và các cấp.
“Ngay từ đầu, Đại Phong xác định phương châm xây dựng NTM là “dân biết, dân bàn, dân đóng góp và dân hưởng lợi”.
Việc sử dụng các nguồn vốn xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn đều có sự vào cuộc của người dân.
Người dân tích cực tham gia bàn bạc, giám sát các công trình, dự án.
Địa phương thì quyết toán công khai, minh bạch từng hạng mục công trình nên đã tạo được niềm tin trong nhân dân” – ông Sau chia sẻ.
Các con đường làng, ngõ xóm ở xã Đại Phong đã được xây dựng mới khang trang và sạch đẹp.
Ông Lương Văn Dương – Bí thư Chi bộ thôn Mỹ Hảo phấn khởi nói: “Chủ trương xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước rất được lòng dân, điều đó được minh chứng bằng việc những năm qua, người dân trong thôn đã đóng góp hàng ngàn ngày công để làm đường, kênh mương nội đồng.
Nhiều người còn tự nguyện hiến đất, đóng góp kinh phí để làm nhà văn hóa thôn, làm đường giao thông.
Nhờ sự đồng thuận cao như vậy nên chỉ sau mấy năm làm NTM, thôn Mỹ Hảo đã thay đổi nhanh chóng, xóm làng văn minh, hiện đại hơn, đời sống nhân dân dần được cải thiện.
Chú trọng tính bền vững các tiêu chí
Năm 2010, Đại Phong chỉ đạt 9/19 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người gần 12 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 12%.
Đến nay, Đại Phong đã cơ bản đạt 19 tiêu chí NTM, thu nhập bình quân đầu người trên 23 triệu đồng/năm, hộ nghèo giảm còn 3,66%.
Trao đổi với phóng viên, ông Sau cho biết, sau gần 5 năm triển khai xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn xã Đại Phong đã thay đổi nhanh chóng.
Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, với hệ thống trường học được tầng hóa, trạm y tế xây dựng mới khang trang, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa rộng rãi, phẳng lỳ...
Để nâng cao thu nhập cho người dân, Đại Phong đã chú trọng đầu tư hạ tầng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa.
Theo đó, xã đã xây dựng được một số cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa, vùng sản xuất hoa màu gần 100ha, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân canh tác các loại cây ngắn ngày như thuốc lá, đậu xanh, bắp..., từ đó nâng cao thu nhập.
Ông Sau so sánh: “Nếu như năm 2010, Đại Phong chỉ đạt 9/19 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người gần 12 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 12% thì đến nay, Đại Phong đã cơ bản đạt 19 tiêu chí NTM, thu nhập bình quân đầu người trên 23 triệu đồng/năm, hộ nghèo giảm còn 3,66%...”.
Ông Sau cũng cho biết thêm, việc Đại Phong đạt chuẩn NTM là bước ngoặt quan trọng, là sự khởi đầu mới của địa phương để hướng đến mục tiêu là nhân dân có đời sống sung túc, làng xã văn minh, sạch đẹp.
Tuy nhiên, chặng đường phía trước vẫn còn không ít khó khăn, thử thách.
Vẫn còn một số tiêu chí dù đã đạt nhưng chưa thật sự bền vững như môi trường, an ninh trật tự, văn hóa...
Vì vậy, trong những năm tới, Đại Phong rất cần sự quan tâm hỗ trợ đầu tư nhiều hơn nữa từ cấp trên để địa phương tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng và nâng dần các tiêu chí.
Cùng với đó, xã sẽ phát huy nhiều hơn nữa những kết quả đạt được, đồng thời huy động mọi nguồn lực đóng góp từ xã hội để nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM.
Có thể bạn quan tâm

Ba năm liền, vợ chồng anh Huỳnh Văn Đặng, chị Phạm Thị Xuân (ngụ tổ 5, ấp Thanh An, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên) được bình chọn là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nhận được nhiều giấy khen, bằng khen. Nếu thoạt nhìn cơ ngơi bề thế như bây giờ, nhiều người sẽ không tin được gia đình anh Đặng, chị Xuân đã phải nếm trải những ngày tháng hết sức gian nan, cơ cực.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, tính đến đầu tháng 7.2013, toàn tỉnh có 1.142,6ha/29.572ha mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng. Trong đó, phân theo mức độ hại như sau: 694,7ha nhiễm dưới 30%; 345ha nhiễm 30-70%; 102,9ha nhiễm trên 70%. Diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng còn lại trên đồng là 1.095,6ha, trong đó có 648,7ha nhiễm dưới 30%; 344ha nhiễm 30-70%, 102,9ha nhiễm trên 70%.

Chỉ tính riêng số tiền mua thức ăn cho cá chẽm đã lớn nhưng chưa có người mua đã tốn của 100 hộ nuôi ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh số tiền khoảng 250 triệu đồng/ngày. Và không một ai biết được đến bao giờ mới bán được số cá nuôi trên.

Năm 2012 Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ triển khai mô hình trang trại vườn-ao-chuồng-rừng (VACR) tại hai xã Ba Tiêu và Ba Vinh. Mô hình này đã giúp hộ gia đình biết quản lý, sử dụng tiềm năng sẵn có tại địa phương, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Cty CP Dịch vụ kỹ thuật hậu cần nghề cá Biển Đông đang lập đề án vay vốn 776 tỷ đồng để đóng mới 33 tàu vỏ sắt.