Cuộc sống thêm văn minh, sung túc

Nhân dân đồng thuận
Ông Phạm Sau – Chủ tịch UBND xã Đại Phong cho biết, sau khi có chủ trương xây dựng NTM, xã đã nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo từ xã đến thôn rồi phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đoàn thể và các cấp.
“Ngay từ đầu, Đại Phong xác định phương châm xây dựng NTM là “dân biết, dân bàn, dân đóng góp và dân hưởng lợi”.
Việc sử dụng các nguồn vốn xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn đều có sự vào cuộc của người dân.
Người dân tích cực tham gia bàn bạc, giám sát các công trình, dự án.
Địa phương thì quyết toán công khai, minh bạch từng hạng mục công trình nên đã tạo được niềm tin trong nhân dân” – ông Sau chia sẻ.
Các con đường làng, ngõ xóm ở xã Đại Phong đã được xây dựng mới khang trang và sạch đẹp.
Ông Lương Văn Dương – Bí thư Chi bộ thôn Mỹ Hảo phấn khởi nói: “Chủ trương xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước rất được lòng dân, điều đó được minh chứng bằng việc những năm qua, người dân trong thôn đã đóng góp hàng ngàn ngày công để làm đường, kênh mương nội đồng.
Nhiều người còn tự nguyện hiến đất, đóng góp kinh phí để làm nhà văn hóa thôn, làm đường giao thông.
Nhờ sự đồng thuận cao như vậy nên chỉ sau mấy năm làm NTM, thôn Mỹ Hảo đã thay đổi nhanh chóng, xóm làng văn minh, hiện đại hơn, đời sống nhân dân dần được cải thiện.
Chú trọng tính bền vững các tiêu chí
Năm 2010, Đại Phong chỉ đạt 9/19 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người gần 12 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 12%.
Đến nay, Đại Phong đã cơ bản đạt 19 tiêu chí NTM, thu nhập bình quân đầu người trên 23 triệu đồng/năm, hộ nghèo giảm còn 3,66%.
Trao đổi với phóng viên, ông Sau cho biết, sau gần 5 năm triển khai xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn xã Đại Phong đã thay đổi nhanh chóng.
Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, với hệ thống trường học được tầng hóa, trạm y tế xây dựng mới khang trang, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa rộng rãi, phẳng lỳ...
Để nâng cao thu nhập cho người dân, Đại Phong đã chú trọng đầu tư hạ tầng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa.
Theo đó, xã đã xây dựng được một số cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa, vùng sản xuất hoa màu gần 100ha, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân canh tác các loại cây ngắn ngày như thuốc lá, đậu xanh, bắp..., từ đó nâng cao thu nhập.
Ông Sau so sánh: “Nếu như năm 2010, Đại Phong chỉ đạt 9/19 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người gần 12 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 12% thì đến nay, Đại Phong đã cơ bản đạt 19 tiêu chí NTM, thu nhập bình quân đầu người trên 23 triệu đồng/năm, hộ nghèo giảm còn 3,66%...”.
Ông Sau cũng cho biết thêm, việc Đại Phong đạt chuẩn NTM là bước ngoặt quan trọng, là sự khởi đầu mới của địa phương để hướng đến mục tiêu là nhân dân có đời sống sung túc, làng xã văn minh, sạch đẹp.
Tuy nhiên, chặng đường phía trước vẫn còn không ít khó khăn, thử thách.
Vẫn còn một số tiêu chí dù đã đạt nhưng chưa thật sự bền vững như môi trường, an ninh trật tự, văn hóa...
Vì vậy, trong những năm tới, Đại Phong rất cần sự quan tâm hỗ trợ đầu tư nhiều hơn nữa từ cấp trên để địa phương tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng và nâng dần các tiêu chí.
Cùng với đó, xã sẽ phát huy nhiều hơn nữa những kết quả đạt được, đồng thời huy động mọi nguồn lực đóng góp từ xã hội để nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM.
Có thể bạn quan tâm

Ốc len (Cerithidea obtusa) là đối tượng đang được phát triển nuôi ở những khu vực rừng ngập mặn ở Cà Mau. Hiện nay ốc len là loài đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao bởi nó chứa nhiều loại acid béo no và acid béo không no. Ốc len tiêu thụ như mặt hàng hải sản ở các nước Thái Lan, Singapore…

Hội thảo về dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản vừa được Trung tâm quốc tế nghiên cứu nông nghiệp Australia phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi thủy sản - trường Đại học Nha Trang tổ chức vào ngày 19/3 tại Nha Trang. Hội thảo nhằm giúp ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam xác định rõ hơn tầm quan trọng của dinh dưỡng với đối tượng nuôi.

Sau nhiều tháng đánh bắt hiệu quả thấp, từ đầu tháng 3/2014 đến nay, ngư dân phường 6, TP Tuy Hòa (Phú Yên) bất ngờ trúng đậm cá ngừ đại dương với sản lượng bình quân 1,5 tấn/tàu.

Lates calcarifer (Block 1790) thường được gọi là cá vược hay cá chẽm, là một loài cá có giá trị kinh tế quan trọng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Á và Thái Bình Dương.

Sau một thời gian dài trầm lắng, những ngày đầu năm 2014 xuất khẩu (XK) thủy sản của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang có dấu hiệu ấm dần lên. Đây là tín hiệu đáng mừng, bởi sau một thời gian dài XK khó khăn đã dẫn đến tồn kho lớn, DN phải cắt giảm công suất và thực hiện nhiều giải pháp tiết giảm chi phí khác.